Những công nghệ quân sự Liên Xô từng bị phương Tây đánh cắp

Trong suốt thời gian Chiến tranh Lạnh Mỹ và Liên Xô luôn tìm cách để phát triển những công nghệ vũ khí tối tân nhất nhằm đe dọa lẫn nhau và những hành động ăn cắp công nghệ cũng thường xuyên diễn ra.

Nhiều ý tưởng khoa học công nghệ quân sự độc đáo và mới lạ của Liên Xô, lúc bấy giờ không giữ được bí mật và không được sử dụng đã bị đánh cắp bởi các cơ quan tình báo quân sự phương Tây.

Nhiều ý tưởng khoa học công nghệ quân sự độc đáo và mới lạ của Liên Xô, lúc bấy giờ không giữ được bí mật và không được sử dụng đã bị đánh cắp bởi các cơ quan tình báo quân sự phương Tây.

Trong thập niên những năm 1990, mọi người trên thế giới đều tin rằng Mỹ luôn dẫn đầu trong lĩnh vực quốc phòng và Liên Xô đang “vay mượn” sự phát triển công nghệ này từ các các nước phương Tây.

Tuy nhiên, trên thực tế các nhà khoa học của Mỹ và Anh tỏ ra ghen tị với những công nghệ tiên tiến mà Liên Xô sở hữu và các quốc gia này đã tìm mọi cách để chiếm đoạt công nghệ từ đối thủ.

Cụ thể, hệ thống thủy âm của Liên Xô đã bị đánh cắp bởi nỗ lực chung của Anh và Mỹ. Phi vụ đột kích táo bạo vào vùng biển thuộc Hạm đội Biển Bắc Liên Xô được đặt mật danh là Barmaid. Phi vụ này do tàu ngầm Conqueror của Hải quân Anh tiến hành.

Sự kiện này đã được nhà văn người Anh Stuart Prebble ghi lại trong cuốn sách Bí mật của kẻ chinh phục: Chuyện chưa kể về chiếc tàu ngầm nổi tiếng nhất nước Anh.

Các thành viên của tàu ngầm Conqueror cho biết, họ đã tiếp cận một tàu Liên Xô vào ban đêm trên biển Barents, cắt cáp và đánh cắp được một hệ thống sonar kéo mảng từ tàu Liên Xô, sau đó đưa nó bằng máy bay đến một trung tâm nghiên cứu của Mỹ.

Sau khi Liên Xô tan rã, vào thập niên 90 khi người Nga và Mỹ từng là "anh em thân thiết", thời kỳ vàng son đã đến đối với lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Mỹ khi họ liên tục tiếp nhận không chỉ những thông tin về các phát kiến, mà thậm chí cả tài liệu thiết kế, cũng như thành phẩm.

Tiêu biểu là vào những năm 1990, đại diện của công ty Lockheed Martin chế tạo ra chiếc F-35B, trong giai đoạn khó khăn đã "ăn nằm" ở Phòng Thiết kế Yakovlev để nghiên cứu tài liệu về máy bay Yak-141. Vì thế mà các tính năng bay của hai chiếc máy bay này rất giống nhau.

Sau khi họ đã đã xác định được tính cách mạng trong những giải pháp kỹ thuật được ứng dụng cho chiếc máy bay Nga, thậm chí một bản hợp đồng đã được ký kết với giá trị bèo bọt để các kỹ sư Nga thực hiện các nghiên cứu kỹ thuật liên quan tới chi tiết quan trọng nhất là ống xoay của động cơ nâng.

Phát minh của chuyên gia Liên Xô Petr Ufimtsev cũng bị đánh cắp. Nhà khoa học đã công bố một cuốn sách về chiếc máy bay tàng hình, ngay lập tức được các sĩ quan CIA Mỹ đã bắt tay vào nghiên cứu. Hai năm sau, chiếc máy bay nói trên được gọi là máy bay ném bom F-117 xuất hiện tại Mỹ.

Nhà khoa học Nga đã đưa ra toàn bộ lý thuyết giúp tính toán chính xác hình dạng hình học của chiếc máy bay nhằm giảm thiểu vùng tán xạ để phát triển máy bay tàng hình. Cuốn sách này được xuất bản vào năm 1962, nhưng ở Liên Xô lúc đó những ý tưởng kiểu này không được đón nhận.

Những chiếc ghế thoát hiểm đặc biệt K-36 DM được tổ hợp sản xuất Zvezda chế tạo vào cuối thập niên 70, dùng để hỗ trợ phi công thoát khỏi máy bay gặp nạn một cách an toàn. Phát minh này được trình làng tại triển lãm hàng không Le Bourget (Pháp) và đã trở thành một trong những sản phẩm gây được sự chú ý của giới quân sự.

Vào đầu thập niên 90, một đoàn đại biểu của Mỹ đã tới nhà máy ở thành phố Tomilino nằm ở ngoại ô Moscow, để nghiên cứu thiết kế chiếc ghế thoát hiểm, thu nhận thông tin về những chi tiết công nghệ trong quá trình sản xuất nó.

Và một lô hàng nhỏ các sản phẩm này đã được bán cho đoàn đại biểu Mỹ. Ngay sau đó, trên các máy bay tiêm kích của Mỹ đã xuất hiện chính những chiếc ghế thoát hiểm kiểu này, nhưng với dòng chữ "Made in USA".

Hoạt động gián điệp công nghiệp diễn ra ở khắp mọi nơi và trên mọi hướng. Liên tiếp, người Mỹ đã sản xuất súng trường tấn công Kalashnikov và cung cấp chúng cho những kẻ khủng bố từ các quốc gia khác nhau. Điều này chỉ cho thấy một phần nhỏ cách mà Mỹ đang bí mật tàn phá nhà nước Nga. Nguồn ảnh: Flickr.

Tàu ngầm Đề án 885M - lớp tàu ngầm nguy hiểm và hiện đại nhất trong biên chế Hải quân Nga hiện tại. Nguồn: Lamagfa.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nhung-cong-nghe-quan-su-lien-xo-tung-bi-phuong-tay-danh-cap-1541144.html