Những chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập giờ đang ở đâu?

Trưa ngày 30/4/1975, Trưa 30/4/1975, hai chiếc xe tăng mang số hiệu 390 và 843 của Quân Giải phóng cùng tiến vào húc đổ cổng và cắm cờ trên nóc Dinh Độc lập - cơ quan đầu não cuối cùng của chính quyền Sài Gòn.

 Theo đó sau năm 1975, chiếc xe tăng T-54B mang số hiệu 843 - một trong hai chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc LậpCó thể bạn quan tâm vào trưa ngày 30/4/1975 đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo Tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, thậm chí nó còn có tên trong danh sách bảo vật quốc gia của nước ta.

Theo đó sau năm 1975, chiếc xe tăng T-54B mang số hiệu 843 - một trong hai chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc LậpCó thể bạn quan tâm vào trưa ngày 30/4/1975 đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo Tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, thậm chí nó còn có tên trong danh sách bảo vật quốc gia của nước ta.

Chiếc xe tăng này đã vượt hàng nghìn kilomet trong hai tháng ngắn ngủi trước khi vào tới đích cuối đó là Dinh Độc Lập. Đầu tháng 3, kíp lái xe tăng số hiệu 843 tham gia chiến dịch giải phóng Huế.

Trong thời gian từ ngày 5/3 cho tới ngày 29/3/1975, xe tăng 843 luôn nằm trong lực lượng mũi nhọn, đi đầu mọi cuộc tấn công.

Sau chiến dịch giải phóng Huế, xe tăng 843 tiếp tục nhận nhiệm vụ giải phóng Đà Nẵng và các tỉnh Nam Trung Bộ. Cùng thời gian này chiến dịch Tây Nguyên cũng đi tới hồi kết, địch co cụm về vùng Sài Gòn - Gia định.

Ngày 24/4/1975, xe tăng 843 cùng Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, H203 thuộc Quân đoàn 2 chỉ còn cách Sài Gòn 100 km nhận được lệnh làm mũi tiên phong. Tới 9:30 sáng ngày 30/4, lực lượng cùng xe tăng 843 vào tới cầu Sài Gòn.

Tới trưa ngày 30/4/1975, xe tăng 843 là chiếc đầu tiên tiến vào cổng Dinh Độc Lập, Trung úy Bùi Quang Thận trực tiếp lái xe và đã húc... ba lần vào cổng phụ nhưng sau đó xe bị mắc kẹt, Trung úy Thận nhảy ra khỏi xe mang theo lá cờ giải phóng và là người đầu tiên phất cờ giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập. Nguồn ảnh: Danviet.

Trong lúc chiếc 843 bị kẹt lại tại cổng phụ, chiếc xe tăng Type 59 mang số hiệu 390 chính là chiếc xe tăng húc tung cổng chính để tiến vào trong sân Dinh Độc Lập. Nguồn ảnh: Danviet.

Xe tăng 390 cũng cùng đơn vị với chiếc 843 và hiện tại cũng đã được công nhận là Bảo Vật Quốc Gia. Hiện chiếc xe tăng này đang được nằm trong bảo tàng nhưng phiên bản của nó lại được trưng bày ở khuôn viên Dinh Độc Lập. Nguồn ảnh: Danviet.

Khác với chiếc xe tăng 843, chiếc xe tăng mang số hiệu 390 sau khi giải phóng Sài Gòn lại tiếp tục hành trình của mình, rong ruổi khắp chiến trường Campuchia cho mãi tới năm 1999 mới được đưa về bảo tàng Tăng Thiết giáp. Ảnh: Xe tăng 390 tại ga Vinh trên đường vào Nam. Nguồn ảnh: TL.

Phải tới năm 1995, phóng viên chiến trường người Pháp là bà Francoise Demulder mới cho trưng bày tấm ảnh lịch sử của mình cho thấy hình ảnh chiếc 390 húc tung cánh cổng chính của Dinh Độc Lập thì khi này, chiếc xe tăng 390 mới được đối xử như một hiện vật vô giá. Nguồn ảnh: TL.

Bức ảnh duy nhất ghi lại cảnh chiếc xe tăng 390 húc tung cổng chính của Dinh Độc Lập trong khi chiếc 843 sau vài lần cố thử đã kẹt lại tại cổng phụ. Trong khoảnh khắc này, mọi phong viên nước ngoài đều bỏ máy ảnh xuống đất vì lo sợ bộ đội giải phóng từ phía xa có thể nhìn nhầm máy ảnh thành... súng chống tăng. Chỉ duy nhất nữ nhà báo Pháp đủ liều lĩnh ghi lại khoảnh khắc lịch sử này. Nguồn ảnh: TL.

Ngay sau khoảnh khắc hai chiếc xe tăng 390 và 843 đi đầu tiến vào Dinh Độc Lập, hàng loạt xe tăng của các đơn vị khác cũng nhắm tới sân Dinh Độc Lập như là cái đích cuối cùng chấm dứt cuộc Kháng chiến chống Mỹ và lật đổ chế độ ngụy quyền tay sai kéo dài suốt 20 năm của dân tộc Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.

Theo kienthuc.net.vn

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/nhung-chiec-xe-tang-huc-do-cong-dinh-doc-lap-gio-dang-o-dau/20190503074449282