Những 'chiếc cần câu' giúp hàng triệu hộ thoát nghèo bền vững

Chỉ thị số 40 thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và thông qua đó, chính là tiếp tục khẳng định sự quan tâm sâu sắc của Đảng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách.

Góp phần đẩy nhanh các mục tiêu thiên niên kỷ

Trong số các chính sách xã hội được triển khai, tín dụng chính sách xã hội là một điểm sáng, được đánh giá là giải pháp sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

5 năm qua, dưới sự chỉ đạo xuyên suốt của Đảng, Chính phủ; sự tham mưu kịp thời của NHNN Việt Nam và NHCSXH trong việc thực hiện Chỉ thị số 40, từ các Bộ, ban, ngành đến các cấp ủy, chính quyền địa phương đã đưa tín dụng chính sách xã hội trở thành một nội dung quan trọng trong các chương trình, kế hoạch hoạt động của mình, để chỉ đạo cũng như giám sát thực thi.

Trong số các chính sách xã hội được triển khai, tín dụng chính sách xã hội là một điểm sáng, được đánh giá là giải pháp sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

Trong số các chính sách xã hội được triển khai, tín dụng chính sách xã hội là một điểm sáng, được đánh giá là giải pháp sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

Theo số liệu của Ngân hàng chính sách xã hội, đến 30/6/2019, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách xã hội đạt 219.565 tỷ đồng, tăng 90.109 tỷ đồng (+69,6%) so với từ khi có Chỉ thị, với tổng số tiền đã giải ngân đạt 336.944 tỷ đồng cho hơn 12 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.

Vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn; trong đó, tập trung ưu tiên cho vay các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, xã xây dựng nông thôn mới..., góp phần giúp hơn 2,1 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho hơn 1,3 triệu lao động; giúp hơn 24 nghìn lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; gần 346 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng hơn 7,3 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn, gần 142 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách...

Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới; giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2011 - 2015 từ 14,2% xuống 4,25%, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều đã giảm từ 9,88% (năm 2015) xuống còn 5,23% (năm 2018). Từ 2016 đến nay tỷ lệ giảm nghèo luôn đạt và vượt chỉ tiêu Quốc hội giao hằng năm tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.

“Đòn bẩy” phát triển kinh tế bền vững

Những “chiếc cần câu” từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp hàng triệu hộ thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu. Xa hơn nữa, sử dụng công cụ tín dụng chính sách hiệu quả còn là “đòn bẩy” phát triển kinh tế bền vững, tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế.

Thực tế trong những năm qua cho thấy, Chỉ thị 40 đã nhanh chóng đi vào cuộc sống bởi phù hợp và đáp ứng kịp thời nhu cầu, nguyện vọng của Nhân dân. Qua đó cũng củng cố lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước góp phần thực hiện được mục tiêu tăng trưởng đi đôi với phát triển, góp phần đạt mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng.

Đây cũng là minh chứng khẳng định chủ trương tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về tín dụng chính sách xã hội đã đề ra tại Chỉ thị 40-CT/TW là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước.

Thanh Bình

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/vn/goc-nhin/nhung-chiec-can-cau-giup-hang-trieu-ho-thoat-ngheo-ben-vung-658583.html