Những chất độc hại ít ngờ trong món ăn hàng ngày của bé

Ngay cả khi bạn bỏ rất nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị những bữa ăn lành mạnh nhất cho con mình thì chúng vẫn có thể ẩn chứa một số thành phần độc hại.

Chì là thành phần độc hại có thể lẫn trong thức ăn của trẻ. Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), chì được tìm thấy trong các loại nước ép trái cây, sinh tố hoa quả, táo, lê, thức ăn trẻ em và các loại rau như cà rốt và khoai lang.

Đường: Hầu hết các bậc phụ huynh cố gắng hạn chế trẻ ăn nhiều đường bằng cách loại bỏ đồ ngọt như bánh quy và kem nhưng điều đó có thể không đủ. Đường được thêm vào nhiều mặt hàng thực phẩm mà hầu hết mọi người khó lòng biết được, từ nước sốt cà chua đến các loại bim bim.

Chất béo bão hòa: Chất béo rắn như thịt đỏ và thịt chế biến, thức ăn chiên, sữa, pho mát, bơ và bánh ngọt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim sau đó. Bạn nên cho trẻ ăn thực phẩm lành mạnh hơn như thịt nạc và rau.

Xi-rô ngô có hàm lượng fructoza cao được thêm vào nhiều loại thực phẩm và đồ uống. Chất làm ngọt này thậm chí còn ngọt hơn đường.

Màu nhân tạo: Mặc dù màu nhân tạo được FDA chấp thuận với mục đích tăng cường hương vị thức ăn nhưng chúng có liên quan đến các hành vi gây dị ứng, hội chứng ruột kích thích, đau nửa đầu và ung thư tuyến giáp. Do vậy, bố mẹ nên hạn ché cho bé ăn thực phẩm chứa màu nhân tạo.

Chất làm ngọt nhân tạo rất có hại cho sức khỏe. Các chuyên gia khuyên những bậc cha mẹ nên chuyển sang các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng thay thế, ví dụ như thay thế sữa chua hương vị bằng sữa chua Hy Lạp, cho bé uống nước hoa quả tươi thay vì nước ép đóng chai...

Natri có trong rất nhiều loại thực phẩm, ngay cả những loại không có vị "mặn". Cần hạn chế cho trẻ ăn ác thực phẩm nhiều muối như pizza, bánh mì, bánh mì cuộn...

Natri nitrat và natri nitrit là chất bảo quản không tốt được tìm thấy trong các loại thịt chế biến như thịt xông khói, thịt trưa và xúc xích.

Mononatri glutamate (MSG) là một phụ gia hương vị phổ biến bổ sung thêm hương vị thơm ngon cho các món súp đóng gói, nước sốt, bánh quy giòn. Cách tốt nhất để tránh MSG là tự nấu ăn và sử dụng nguyên liệu tươi càng nhiều càng tốt.

Chất béo chuyển hóa làm tăng cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim - ngay cả ở trẻ em. Ảnh: RD.

Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.

Thảo Nguyên (Theo RD)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/khoe-dep/nhung-chat-doc-hai-it-ngo-trong-mon-an-hang-ngay-cua-be-1099425.html