Những câu chuyện của bố

Ngày bố còn sống, cứ rảnh rỗi là bố con tôi lại ngồi trò chuyện với nhau. Lâu lắm rồi không được trò chuyện cùng bố tôi lại thấy trong lòng cô đơn, cảm giác trống rỗng.

Bố kể rất nhiều, vẫn là mấy chuyện cũ về ông nội khi còn sống. “Sống chết do số, phú quý tại thiên”. Trải qua bao thất bại của cuộc đời, bố đã đúc kết ra câu này. Ông nội làm nghề tiểu thương, cả đời tôn thờ hai chữ “tiết kiệm”, mặc dù lấy được con gái của một gia đình khá giả nhưng không bao giờ ông có ý nghĩ dựa dẫm vào gia đình nhà vợ. Ông không theo đuổi cái gọi là giàu nứt đố đổ vách nhưng cũng không cam chịu phận nghèo hèn, ông tin: “Đại phúc do mệnh, tiểu phúc do cần”. Bởi thế, cho dù chỉ kiếm được 2 xu ông cũng không bỏ qua.

Bố kể, trong ký ức của bố, từ nhỏ bố đã không biết đến một giấc ngủ trọn vẹn, khi trời vẫn còn tối đen như mực ông nội đã phân công công việc cho bố và các bác, các chú. Có lần ngủ quên làm lỡ việc ông nội đã cầm roi đánh. Phụ nữ thường hay yếu mềm, bà nội mỗi lần thấy vậy thì đứng ra nói đỡ cho các con, ông nội giận dữ nhìn chằm chằm: “Cần cù là cái vốn để lập nghiệp, cứ ngủ thế này thì đến bao giờ mới đủ vốn?”.

Bố kể rất nhiều, vẫn là mấy chuyện cũ về ông nội khi còn sống - Ảnh minh họa

Bố kể rất nhiều, vẫn là mấy chuyện cũ về ông nội khi còn sống - Ảnh minh họa

Năm 15 tuổi vừa học hết trung học, ông bảo bố: “Con không cần phải học thêm nữa. Biết nhận chữ, tính toán rồi, giờ hãy học cách tự nuôi sống bản thân đi”. Mấy hôm sau, ông gửi bố đến chỗ một người quen để học nghề. Nhờ tính bền bỉ được rèn rũa từ nhỏ cộng với trí thông minh, nhạy bén hơn người, bố luôn nhận được sự yêu mến của thầy dạy. Ngày bố kiếm được đồng tiền đầu tiên thì chú năm cũng bắt đầu được gửi đến đó học. Bác cả đi làm, chú út cũng theo ông đi làm một số công việc trong phạm vi khả năng của mình.

Trên chữ “Cần” của ông nhìn thấy cái ích, trên chữ “Kiệm” của ông nhìn thấy cái lợi. Ví dụ, mọi người trong nhà hầu hết đều mặc áo vá, chỉ cần không nhìn thấy chỗ rách là còn chưa thay áo mới. Ăn thì cũng chỉ no khoảng 70%, không đói là phải bỏ đũa. Bố kể, chỉ vì mấy hạt cơm còn sót lại trong bát mà bác hai đã bị ông đánh cho một trận nhừ tử. Nhưng sau đó thì sao? “Đợi đến khi trong tay có chút ít vốn, ông nội con đã mua mấy mẫu đất bên kia hồ và cất vài ngôi nhà, bên này thì buôn bán còn bên kia là đất, gió đến mưa đi, tưởng rằng cuộc sống sẽ khá giả lên nhưng đúng vào năm bản mệnh này, máy bay Nhật đã đánh bom nơi này, số người thương vong là vô kể, bệnh tật lan tràn khắp nơi. Đầu tiên là cô con gái rồi đến cậu con trai mới 3 tuổi của bố, tiếp đó là ông nội, bà nội và bác ba cũng lần lượt ra đi. Tất cả đều biến thành giấc mơ”. Ngày đó, tư tưởng “Nhân định thắng thiên” bắt đầu nảy mầm trong đầu tôi, “Chiến đấu với trời, với đất, với người” trở thành chí hướng của tôi, tôi tin rằng vận mệnh nằm trong tay của mình. Sau này, khi dần trưởng thành, khi đã trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống tôi mới bắt đầu lĩnh hội những câu nói đầy sâu sắc này của bố.

Phải thừa nhận tiền là một thứ tốt, nhưng trọng tiền hơn tiên, thân tiền hơn mẫu, lúc nào cũng dán mắt vào tiền thì sẽ làm đảo lộn mối quan hệ giữa tiền và con người. Về điểm này, cha là một hình mẫu trong mắt tôi. Tôi nhớ khoảng tháng 5 năm 1982, khi đó bác hai đang làm việc ở bưu điện tỉnh có gọi điện về cho bố bảo tỉnh bắt đầu thực hiện chính sách, nhà ta cũng nằm trong phạm vi thực hiện bởi năm đó cơ quan điện ảnh của tỉnh định chiếm mảnh đất cũ của nhà ta với lý do không rõ ràng, họ bảo chí ít chắc cũng được khoảng vài nghìn đồng. Bố cúp điện thoại, ngày hôm sau bố định gọi cho bác hai nhưng thế nào lại không gọi nữa, sau vài cút rượu, bố gọi tôi vào phòng, nét mặt rất trang trọng: “Năm đó bố đã mất đi 5 người thân, mặc dù người mất nhưng căn nhà cũ vẫn còn, ruộng đất vẫn còn, các đồ dụng trong nhà vẫn còn, những thứ này mà mất đi thì sẽ phải đi tha phương cầu thực. Giờ có vài chục vài nghìn, bố cũng không tham, các con cũng không được trách bố. Vẫn là câu nói, bao nhiêu tiền là đủ?”. Tôi nghĩ, vấn đề thực tế hiện ra trước mắt chúng tôi chính là tiền không đủ, vốn không có tiền thì tính làm gì đến chuyện bao nhiêu là đủ, có điều thái độ thản nhiên của bố với tiền thực sự khiến vợ chồng tôi tin tưởng sâu sắc.

Có 1 lần khi đề cập đến vấn đề tiền bạc, bố đã kể cho tôi nghe 1 câu chuyện thế này. Có một địa chủ trong vùng gây dựng được cho mình một sản nghiệp lớn nhưng ông ấy sống vẫn rất tiết kiệm, đến phút cuối cùng ông ấy quyết định bỏ ra 1 khoản không nhỏ để làm một cỗ quan tài thượng đẳng, ông bảo thợ mộc khoét cho ông 2 cái lỗ ở hai bên quan tài. Lúc đầu mọi người không hiểu, sau này mới biết, sau khi chết ông muốn các con ông thò 2 tay của ông qua cái lỗ đó, ý bảo người đời rằng, mặc dù tôi có tiền nhưng sống không mang đến, chết không mang đi, hai tay đều trống trơn. Câu chuyện này in sâu trong ký ức của tôi khiến tôi có được một định vị chính xác về tiền bạc. Khi nhắc đến tiền bạc, bố đã cảnh báo tôi rằng, chỉ nên nắm tiền trong tay không nên đặt nó trong lòng, tiền là để người ta sử dụng chứ không nên chết vì tiền. Chính vì có độ cao, độ sâu trong cách nhìn tiền, dùng tiền ấy mà trong mắt bố tiền giống như một chú chó biết nghe lời. Ngày đó lương của bố được 149 đồng, hàng tháng lĩnh lương về bố đưa luôn 100 đồng cho vợ tôi nói là tiền ăn, còn lại bố giữ để hút thuốc. Mọi người trêu bố: “Anh đưa hết tiền cho chúng như vậy, nhỡ chúng không hiếu thuận thì làm thế nào”. Bố cười: “Tôi đã trao gửi cả cuộc đời này cho chúng rồi thì tiền còn là vấn đề gì nữa?”. Những nàng dâu không có được khoản nào từ bố mẹ chồng đều ngưỡng mộ vợ tôi lắm.

Những lời bố nói với tôi đều là những đạo lý hết sức sâu sắc, mặt đối mặt lắng nghe càng tăng thêm phần thân thiết, sự giáo dục nhân sinh này, nói thật là khó tìm được trong sách vở. Ví dụ, khi nói đến thái độ đối nhân xử thế, bố cho rằng quan trọng nhất là phải nắm được mình, giống như dòng suối nhỏ vậy, thứ nhất phải dài, thứ hai phải chảy, “làm việc phải tuân theo trật tự tự nhiên, câu nói phát ra phải thuận với lòng người”, “Không nói, không làm những điều phi lễ”, “Những thứ mà mình không thích thì đừng đưa cho người khác”… Bố còn bảo: “Bất kể gặp việc gì không vừa lòng, vừa ý cũng không được nôn nóng, nôn nóng vừa hại người vừa hại mình”.

Nét vẽ chữ “Nhân” tuy vừa ít vừa dễ viết nhưng người đời để học được cách làm người lại thật khó biết bao. Bố đã dùng chính phẩm hạnh cao đẹp của mình để vẽ nên một dấu chấm tròn trịa cho cuộc đời mình. Cho đến giờ, tấm gương và những câu nói của bố vẫn đang dạy dỗ chúng tôi cách làm người. Tôi, vợ chồng tôi và con cái chúng tôi cũng sẽ quyết tâm vẽ nên một dấu chấm tròn trịa trên con đường dài của cuộc sống.

Video Cuộc sống Hồng Nhung ra sao sau khi ly hôn chồng Tây?

Nguồn Gia Đình VN: http://www.giadinhvietnam.com/nhung-cau-chuyen-cua-bo-d129479.html