Những cách trị bỏng tại nhà đơn giản nhưng cực hiệu quả

Với những vết bỏng nhỏ, bạn có thể điều trị dễ áp dụng một số cách trị bỏng tại nhà hiệu quả và đơn giản sau đây.

Tùy thuộc vào mức độ bỏng, bạn sẽ có những cách khác nhau để xử lý vết bỏng. Tuy nhiên, với một vết bỏng nhỏ, bạn có thể điều trị dễ dàng theo những cách tự nhiên và đơn giản. Dưới đây là 12 cách trị bỏng tại nhà đơn giản và hiệu quả. Ảnh: Shutterstock.

1. Tinh dầu bạc hà: Tinh dầu bạc hà chứa nhiều menthol giúp làm mát hiệu quả. Ngoài ra, tính giảm đau và chống viêm của dầu bạc hà có thể diệt trừ được con đau và sưng phù trên vết bỏng. Bạn cần 2-3 giọt tinh dầu nhỏ lên miếng bông và bôi vào vết bỏng. Làm ít nhất 3 lần/ngày để thấy hiệu quả. Ảnh: Shutterstock.

2. Tinh dầu oải hương: Tương tự như dầu bạc hà, tinh dầu hoa oải hương được sử dụng rộng rãi vì các lợi ích khác nhau do tính chất khử trùng của nó. Sự có mặt của linalyl acetate và beta-caryophyllene trong dầu oải hương giúp giảm đau và chống viêm. Sự kết hợp của dầu oải hương giúp chữa lành các vết bỏng nhỏ và ngăn ngừa sẹo. Hãy lấy 2-3 giọt tinh dầu nhỏ lên miếng bông và bôi vào vết bỏng. Ảnh: Shutterstock.

3. Nha đam: Gel nha đam giúp chữa lành các vết bỏng nhờ nó có tính chống viêm và chống oxy hóa. Nó cũng là chất kháng khuẩn nên có thể ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương, sẹo, và phồng. Bạn chỉ cần thoa gel này lên vùng da bị bỏng 2-3 lần mỗi ngày. Ảnh: Shutterstock.

4. Mật ong: Là một kháng sinh tự nhiên, mật ong có độ cân bằng pH tự nhiên để ngăn ngừa vết bỏng khỏi bị nhiễm trùng. Mật ong cũng có tính chống viêm và chống oxy hóa và do đó giúp làm lành vết bỏng nhanh hơn. Lấy một ít mật ong hữu cơ và bỏ nó vào chỗ bị bỏng 3 lần mỗi ngày. Ảnh: Shutterstock.

5. Kem đánh răng: Kem đánh răng giúp giảm đau và làm dịu đi sự cháy do tính chất bạc hà của nó. Bạn chỉ cần bôi ít kem đánh răng lên vết bỏng sau và để yên trong 10 đến 15 phút trước khi rửa. Làm điều này một lần trong một ngày để thấy hiệu quả. Ảnh: Shutterstock.

6. Túi trà: Trà có nhiều axit tannic giúp thu hút nhiệt từ vùng bị đốt cháy. Như vậy, túi trà có khả năng làm giảm đau và cảm giác bỏng rát. Sau khi pha trà, giữ túi trà đã qua sử dụng. Để chúng nguội và bôi các túi trà ướt lên vùng bị bỏng. Sử dụng một miếng gạc để giữ túi trà tại chỗ trong 10 đến 15 phút. Làm điều này ít nhất hai lần mỗi ngày. Ảnh: Shutterstock.

7. Baking soda: Tính chất khử trùng của soda baking giúp giữ cho khu vực bị cháy không nhiễm khuẩn. Baking soda cũng có thể giúp khôi phục độ cân bằng độ pH tự nhiên của da và điều này làm giảm đau và cảm giác bỏng rát. Trộn baking soda và nước thành hỗn hợp và bôi lên vùng bị bỏng trong 10 đến 15 phút và sau đó rửa nó bằng nước. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày. Ảnh: Shutterstock.

8. Dầu dừa: Dầu dừa có thể giúp tái tạo tế bào da và cũng có thể xâm nhập vào da. Nó cũng chống viêm và chống oxy hóa giúp làm mát vết bỏng và ngăn ngừa phồng rộp và sẹo trên da bị bỏng. Bôi dầu dừa nguyên chất trực tiếp vào vùng bị bỏng ít nhất ba lần mỗi ngày để hồi phục nhanh chóng. Ảnh: Shutterstock.

9. Vitamin E: Các tính chất chống oxy hóa của dầu vitamin E giúp chống viêm và khả năng tái tạo da giúp lành vết thương nhanh hơn. Lấy chiết xuất dầu vitamin E từ viên nang và thoa đều lên vùng bị bỏng từ 3-4 lần/ngày. Ảnh: Shutterstock.

10. Sữa: Sữa có hàm lượng kẽm và một số protein có thể giúp làm dịu và chữa bỏng nhanh hơn. Ngâm một quả bông trong sữa lạnh và đắp nó vào vùng da bị ảnh hưởng. Để yên trong 10 đến 15 phút trước khi rửa bằng nước. Lặp lại điều này mỗi vài giờ cho đến khi cơn đau và cảm giác nóng bỏng bắt đầu biến mất. Ảnh: Shutterstock.

11. Giấm: Dấm là một chất làm se tự nhiên và sát khuẩn, chủ yếu gồm axit axetic. Acetic acid được biết đến vì tính chống viêm và giảm đau. Những đặc tính của giấm có lợi trong điều trị và chữa bệnh bỏng nhẹ. Ngâm một miếng bông trong dung dịch giấm pha loãng và đắp nó vào làn da bị bỏng. Để nguyên nó cho đến khi giấm tự bốc hơi. Thực hiện cách này từ 2 đến 3 lần/ngày. Ảnh: Shutterstock.

12. Yến mạch: Thực phẩm này giàu chất chống oxy hóa như vitamin E, acid phytic, và avenanthramides. Trong số này, avenanthramides giúp giảm viêm. Vì vậy, yến mạch có thể giúp giảm đau và giúp vết lành bỏng nhanh hơn. Ngâm yến mạch trong nước trong vài phút rồi đem bôi lên vùng bỏng trong 10 đến 15 phút. Thực hiện 2 lần/ngày để thấy hiệu quả. Ảnh: Shutterstock.

Thảo Nguyên (theo Stylecraze)

Nguồn Khỏe Plus: http://khoeplus24h.vn/thuoc-hay/nhung-cach-tri-bong-tai-nha-don-gian-nhung-cuc-hieu-qua-769296.html