Những cách đơn giản giúp phục hồi làn da cháy nắng

Sau mỗi đợt nắng nóng hay đi biển mùa hè, làn da của chúng ta thường dễ bị cháy nắng, đặc biệt ở những vùng da không được bảo vệ cẩn thận như tay, mặt. Ban đầu, da ửng đỏ và vài ngày sau dần chuyển sang sạm đen. Thông thường, qua 28 ngày, phần da bị cháy nắng sẽ trở về trạng thái ban đầu nhờ cơ chế tái tạo tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, nếu muốn có hiệu quả nhanh hơn, đồng thời giúp xoa dịu những tổn thương lâu dài cho da, bạn nên áp dụng những cách sau đây.

 Sau thời gian dài tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, làn da sẽ nóng rát, khó chịu. Vì vậy, ngâm nước lạnh là biện pháp "cấp cứu" tạm thời làn da một cách đơn giản và hiệu quả

Sau thời gian dài tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, làn da sẽ nóng rát, khó chịu. Vì vậy, ngâm nước lạnh là biện pháp "cấp cứu" tạm thời làn da một cách đơn giản và hiệu quả

Nước lạnh sẽ giúp cho vùng da bị cháy giảm nhiệt nhanh chóng, từ đó chống sưng và hạn chế tổn thương cho da. Tuy nhiên, bạn không nên đặt trực tiếp đá hay khăn quá lạnh lên da vì điều này sẽ vô tình gây ra tình trạng sốc nhiệt cho da, thậm chí có thể khiến da trở nên tồi tệ hơn

Do da bị cháy nắng đã bị mất nước nhiều, nên sau khi đã làm mát da từ bên ngoài, bạn cần bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, đồng thời làm dịu da, giúp quá trình phục hồi của vùng da bị cháy nắng diễn ra nhanh hơn

Đặc biệt, khi thấy da có tình trạng bong tróc, bạn hãy bổ sung thật nhiều nước cho cơ thể (khoảng 8 - 10 ly nước lọc mỗi ngày) để giúp làn da tổn thương mau chóng trở nên khỏe mạnh, mềm mịn hơn. Ngoài nước lọc, bạn có thể thay thế bằng các loại nước ép chứa nhiều vitamin E, A, C như cam, bưởi, cà rốt...

Bạn có thể dùng giấm táo để làm dịu vết cháy nắng. Hãy dùng khăn nhúng vào giấm, thoa lên vùng da bị cháy nắng rồi để một lúc

Bạn cũng có thể pha giấm táo với nước, cho vào một bình xịt và xịt lên các vùng bị cháy nắng để làm giảm ngứa rát và đau. Chú ý tránh xịt vào mắt và những vết thương hở

Sử dụng dưa chuột là bí quyết giúp khôi phục làn da cháy nắng một cách đơn giản mà hiệu quả

Trước khi sử dụng, bạn có thể ướp lạnh dưa chuột rồi cắt thành từng lát mỏng, đắp lên vùng da cháy nắng. Cách làm này sẽ cấp ẩm cho da, làm dịu phần da bị bỏng rát vì nắng. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong dưa chuột sẽ giúp phục hồi, mang lại vẻ tươi tắn cho làn da

Một bí quyết giúp phục hồi vùng da cháy nắng là sử dụng hỗn hợp mật ong và sữa chua. Bạn hãy dùng 2 thìa cà phê mật ong và 2 thìa sữa chua trộn đều và đắp lên vùng da bị cháy nắng

Sữa chua có tác dụng làm sạch lỗ chân lông, còn mật ong sẽ giúp cho da tránh được các mối nguy hại từ môi trường khiến làn da viêm nhiễm. Sự phối hợp hài hòa của mật ong và sữa chua sẽ giúp vùng da bị cháy nắng nhanh chóng hồi phục, giúp bạn có một làn da sáng tự nhiên

Nha đam cũng được coi là một loại thực phẩm giúp phục hồi làn da cháy nắng một cách nhanh chóng và hiệu quả

Bạn hãy thái mỏng nha đam và đắp lên chỗ bị ửng đỏ. Gel bên trong cây nha đam có tác dụng làm dịu, chống viêm, kháng khuẩn, đồng thời giúp giữ ẩm, phục hồi và làm đều màu da

Kem dưỡng ẩm có chứa các thành phần tự nhiên như nha đam, bạc hà, đậu nành… cũng sẽ là giải pháp giúp bạn chữa cháy làn da bị cháy nắng hiệu quả. Sử dụng kem dưỡng ẩm khi da bị cháy nắng sẽ giúp làm dịu da, giảm ửng đỏ, đỡ căng rát và không bị bong tróc

Tuy nhiên, hãy lưu ý về cách chọn sản phẩm. Bạn nên "loại trừ" những sản phẩm kem chống nắng có những thành phần như petroleum, benzocaine, lidocaine... vì chúng sẽ khiến da có cảm giác nóng hơn hoặc gây kích ứng da

Để tránh bị cháy nắng, trước khi ra ngoài đường, bạn hãy che chắn cẩn thận bằng cách mặc áo dài tay, đeo kính râm, đội mũ rộng vành

Đặc biệt, hãy thoa kem chống nắng trước 30 phút để kem phát huy tác dụng. Bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vào khoảng 11h-15h bởi thời gian này tia cực tím hoạt động mạnh gây nhiều ảnh hưởng xấu đến cơ thể

Hãy lưu ý, khi da bị cháy nắng quá, có thể đã ở tình trạng bỏng nắng. Bạn cần biết phân biệt bỏng nắng và cháy nắng. Cháy nắng thường ít nguy hiểm, nó chỉ làm xỉn màu da và sẽ biến mất sau một thời gian (tùy cơ địa mỗi người)

Tuy nhiên, bỏng nắng thì khác, nó thường gây tổn thương da trên diện rộng, mức độ đỏ da cứ tăng dần, có thể kèm theo đau đầu, sốt và mệt mỏi. Các dấu hiệu của bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng 2 - 6 giờ tiếp xúc. Thời gian hay gây bỏng nắng là khoảng giữa trưa từ 11 - 14 giờ khi nồng độ tia cực tím tập trung cao

Khi thấy những dấu hiệu như: Mệt mỏi, chóng mặt, mạch đập nhanh, thở mạnh... thì bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu để tránh những tổn thương nghiêm trọng cho làn da và sức khỏe của bạn

Kiều Phương (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/doi-song/anh-nhung-cach-don-gian-giup-phuc-hoi-lan-da-chay-nang/856709.antd