Những cách để kiểm tra trinh tiết kinh dị của Trung Hoa cổ đại

Thời Trung Hoa cổ, một người phụ nữ tiết hạnh sẽ không được phép 'qua đêm' trước hôn nhân. Điều này có nghĩa rằng trước đêm động phòng hoa trúc, họ vẫn phải là trinh nữ. Bằng không, những tính từ như 'lăng loàn trắc nết', 'gái lầu xanh'... sẽ gán lên danh dự của cô gái ấy.

Thế nhưng, làm sao để người chồng biết được vợ mình vẫn còn trinh tiết?

Kể từ lúc xuất giá tòng phu, trinh tiết của người phụ nữ sẽ là yếu tố quyết định niềm hạnh phúc hay sự đổ vỡ trong hôn nhân. Nhiều người vợ từng "mây mưa" cùng người đàn ông khác trước hôn nhân, nhưng vì hạnh phúc và danh dự của mình nên cố che giấu chồng. Vì lẽ đó, đối với người chồng, việc kiểm tra trinh tiết của người vợ đã trở thành một nhiệm vụ cực kì quan trọng trong đêm động phòng.

Đối với người chồng, việc kiểm tra trinh tiết của người vợ đã trở thành một nhiệm vụ cực kì quan trọng trong đêm động phòng (ảnh minh họa)

Từ những nguồn tài liệu được ghi chép lại (những quyển tiểu thuyết Trung Hoa), để biết một người phụ nữ có còn trinh nguyên hay không thật sự là một công việc khó khăn. Vì thế, nhiều phát minh đã ra đời nhằm giúp các đức lang quân kiểm tra xem nương tử của mình có là gái trinh hay không.

"Lạc hồng" - Vết máu đỏ trên khăn trắng

Về khái niệm y khoa, màng trinh là một màng mỏng nằm trong âm đạo. Vì màng trinh rất mỏng nên khi ân ái lần đầu, màng trinh sẽ bị rách và gây chảy máu. Hiện tượng này xảy ra là do cấu trúc sinh lý độc đáo của người phụ nữ, và những người Trung Hoa cổ đã dựa trên điều này để nghĩ ra một phương pháp phổ biến nhằm kiểm tra sự trong trắng của người phụ nữ.

Trong đêm động phòng, người chồng sẽ chuẩn bị một tấm vải trắng. Sau những màn ân ái giữa tân lang và tân nương, khăn vải sẽ được đặt trên âm đạo của người phụ nữ. Nếu như tấm vải thấm máu, điều này chứng tỏ rằng, người vợ vẫn còn trinh nguyên.

Nếu không giữ được trinh tiết của mình đến khi lấy chồng, cô sẽ chẳng bao giờ có được hạnh phúc thật sự trong cuộc sống hôn nhân.(ảnh minh họa)

Bằng không, người phụ nữ sẽ bị gán ghép bởi những tính từ tàn nhẫn như "lăng loàn, trắc nết" hay thậm chí là "gái lầu xanh". Không chỉ vậy, sau khi người chồng biết rằng, vợ mình không còn trinh tiết, anh ta có quyền trả vợ về cho nhà mẹ ruột và đòi lại sính lễ cũng như tiền mừng cưới. Vì lẽ đó, đối với phụ nữ độc thân, màng trinh quan trọng như chính tính mạng của cô vậy. Nếu không giữ được trinh tiết cho đến khi lấy chồng, cô sẽ chẳng bao giờ có được hạnh phúc thật sự trong cuộc sống hôn nhân.

Thủ cung sa - vết son đỏ "đánh dấu" sự trinh nguyên của người phụ nữ

Thủ cung sa được biết là vết đỏ xuất hiện trên tay của những nữ nhân để chứng minh sự trinh trắng của họ và nó sẽ không bao giờ biến mất cho đến khi nữ nhân đó chính thức trở thành "đàn bà". Nghe có vẻ hoang đường và phi lý, nhưng thậm chí trong sách "Bác vật chí" còn ghi rằng, thủ cung sa là một bí mật có nguồn gốc từ thời nhà Hán. Vị hoàng đế vì có rất nhiều cung tần mỹ nữ trong cung nên không thể kiểm soát được. Chính vì vậy, một quan đại thần đã hiến kế cho nhà vua dùng một thứ gì đó đánh dấu trên cơ thể người phụ nữ để ngăn các cô gái có hành vi ngoại tình.

Thủ cung sa được biết là vết đỏ xuất hiện trên tay của những nữ nhân để chứng minh sự trinh trắng của họ và nó sẽ không bao giờ biến mất cho đến khi nữ nhân đó chính thức trở thành "đàn bà". (ảnh minh họa)

Để bào chế ra thủ cung sa, người ta dùng 7 cân chu sa (đây là một loại khoáng vật của thủy ngân có trong tự nhiên, có màu đỏ) để nuôi thạch sùng trong 90 ngày, sau đó cơ thể của thạch sùng sẽ chuyển dần sang màu đỏ máu. Sau 90 ngày, người ta sẽ xay nhỏ chúng để cho ra một hỗn hợp chất lỏng màu đỏ sẫm, đặc sệt. Dùng thứ nước này chấm vào cơ thể các cô gái trinh trắng sẽ tạo ra một vết son đỏ tươi và sẽ không bao giờ biến mất cho đến khi cô gái ấy "chung chăn gối" với nam nhi.

Liệu thủ cung sa có thật sự kì diệu đến như thế? Có rất ít những kiểm nghiệm về sự hữu hiệu của thủ cung sa. Trên thực tế, không có bất cứ ghi chép nào xác minh cho điều này, hầu như chỉ toàn là tưởng tượng của người dân Trung Hoa mà thôi!

Thử máu - máu ngưng tụ như hòn ngọc chứng tỏ phụ nữ còn trinh nguyên

Trong thời Trung Hoa cổ, họ còn sử dụng thử máu như một phương pháp để giám định trinh tiết phụ nữ. Học sĩ thời nhà Thanh là Thái Hành Tử đã từng ghi lại trong cuốn "Trùng minh man lục" về sự việc này.

Theo quan niệm của những người dùng phương pháp thử máu: nếu máu của cô gái còn trinh trắng vào trong nước, thì máu không hề bị hòa tan mà sẽ ngưng tụ lại. (ảnh minh họa)

Theo cuốn sách trên, người con gái lúc đầu bị nghi oan là tư thông với hàng xóm. Gia đình nhà trai vì muốn kiểm tra trinh tiết con dâu nên đã chuốc rượu say, sau đó trích máu tay của nàng để thả vào trong nước. Kỳ lạ thay giọt máu này không những không tan mà còn ngưng lại như hòn ngọc.

"Gió hắt hơi" giám định trinh tiết phụ nữ

Các quyển tiểu thuyết thời nhà Minh cũng có đề cập đến một phương pháp kiểm tra trinh tiết vô cùng kì lạ. Đó là "phún đế phong", nghĩa là bỏ một lớp tro trong chậu than khô, để người phụ nữ không mặc quần đứng bên trên. Sau đó, một người đốt giấy làm cho người phụ nữ hắt hơi. Nếu người phụ nữ không còn trinh nguyên, khói từ tro sẽ bay lên.

Nếu như trong lúc hắt hơi, phía dưới có một luồng gió thổi làm lay động chậu than, như vậy cô gái sẽ bị coi là không còn trong trắng. Ngược lại, nếu luồng gió vô cùng yếu ớt, cô gái sẽ được khẳng định là xử nữ. Nhưng điều này có vẻ phi lí, vì khí bật ra từ việc hắt xì sẽ đủ mạnh để tro bụi bay lên.

Màu sắc của xương chẩm, hình dạng lông mày và cả dáng đi cũng có thể kiểm tra trinh tiết!

Trong các tài liệu thời nhà Minh "Bát Đoạn Cẩm", có những ghi chép còn cho rằng, khám nghiệm tử thi thối rữa của người phụ nữ để chứng minh rằng, họ giữ được một đời trinh tiết: nếu xương chẩm có màu trắng thì người phụ nữ ấy vẫn còn trinh, còn nếu xương chẩm có màu đen sẫm thì người phụ nữ đó đã không giữ được trinh tiết của mình.

Nếu lông mày có hình móc câu và dài, cô gái ấy vẫn còn trinh. Nếu lông mày dựng lên và dài, người phụ nữ ấy không còn trinh. (ảnh minh họa)

Ngoài phương pháp này, dân gian còn truyền bá rất nhiều về phương pháp nhận dạng trinh tiết của người phụ nữ qua lông mày của cô gái đó. Nếu lông mày có hình móc câu và dài, cô gái ấy vẫn còn trinh. Nếu lông mày dựng lên và dài, người phụ nữ ấy không còn trinh. Nhìn vào dáng đi, nếu hai chân khép lại khi đi thì chứng tỏ người phụ nữ còn trinh, ngược lại nếu hai chân có khoảng cách, đích thị rằng người phụ nữ đã có tư thông trước hôn nhân.

Đó quả thực là những phương pháp dùng để kiểm tra trinh tiết của người phụ nữ trong thời phong kiến xưa. Bên cạnh những phương pháp thử nghiệm chính xác cũng có những phương pháp thiếu căn cứ khoa học và rất buồn cười.

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/dong-tay-kim-co/nhung-cach-de-kiem-tra-trinh-tiet-kinh-di-cua-trung-hoa-co-dai-903231.html