Những cách cai nghiện game hiệu quả cho trẻ

Tình trạng nghiện game ở trẻ em, thanh thiếu niên hiện nay khá phổ biển, dẫn đến nhiều tác động tiêu cực, khiến nhà trường, gia đình rất bức xúc. Tuy nhiên, để cai nghiện game thì không phải là câu chuyện một sớm một chiều.

 Bộ Y tế cho hay, khoảng 30% dân số Việt Nam không nhận được khuyến cáo vận động thể chất ít nhất 150 phút mỗi tuần

Bộ Y tế cho hay, khoảng 30% dân số Việt Nam không nhận được khuyến cáo vận động thể chất ít nhất 150 phút mỗi tuần

Ngoài ra có khoảng 46% học sinh trung học cơ sở và 39% học sinh tiểu học ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh không hoạt động thể chất đủ theo tiêu chuẩn

Điều này chứng tỏ các hoạt động thể chất ở nhà trường và gia đình không được thầy cô và phụ huynh quan tâm đầy đủ. Hơn nữa, trẻ em lại hay ăn thức ăn nhanh dẫn đến thừa cân, béo phì

Ngoài việc lười vận động hiện nay trẻ em còn nghiện game và dần phụ thuộc vào “con ma điện tử này”. Ảnh minh họa

Trẻ mê game xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: Thiếu thốn tình cảm gia đình, tâm trạng căng thẳng, không muốn thua kém bạn bè… dẫn đến tìm tòi thế giới game để giải tỏa

Nghiện game chẳng khác nào nghiện ma túy, nó khiến con người uể oải, không muốn vận động, mất hết lý trí

Việc cai nghiện game rất khó khăn và cần sự giúp đỡ từ gia đình, xã hội với những biện pháp đồng bộ, nhất quán giúp trẻ thoát khỏi “con ma” này

Game cũng giống như rượu, thuốc lá... ban đầu rất khó bỏ nên cần cho con vừa học vừa chơi

Chỉ cho con vào mạng Internet khi có người lớn và không chơi game

Cho con tiếp xúc với các môn năng khiếu từ nhỏ như: võ, cầu lông, bóng rổ, bơi, ghi ta...

Uốn nắn trẻ em nhận thức về game ngay từ nhỏ. Và bố mẹ cũng phải có cái nhìn đúng đắn về tác động 2 mặt của trò chơi điện tử

Tìm đến chuyên gia tâm lý để có sự giúp đỡ tháo gỡ tâm lý dồn nén của trẻ, giúp trẻ có những suy nghĩ tích cực hơn trong cuộc sống. Ảnh minh họa

Hạn chế cho tiền con cái để kiểm soát các khoản chi tiêu không hợp lý

Dạy con đọc sách, tìm kiếm những câu chuyện hay, bổ ích

Thường xuyên thảo luận, tôn trọng ý kiến của con cái để trẻ không cảm thấy lạc lõng, căng thẳng trong chính ngôi nhà của mình

Trò chơi là rất cần thiết cho trẻ, nhưng phải có sự định hướng của người lớn

Gia đình, thầy cô phải là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho trẻ để không bị phụ thuộc quá nhiều vào “cơn nghiện điện tử” này

Thu Trà (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/doi-song/anh-nhung-cach-cai-nghien-game-hieu-qua-cho-tre/817480.antd