Những ca khúc hay nhất dành tặng thầy cô nhân ngày 20/11

Hãy hát tặng thầy cô những ca khúc ý nghĩa nhất để thể hiện sự tri ân với những người dành trọn tâm đức cho sự nghiệp trồng người nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày để tôn vinh những công lao to lớn của thầy cô - những người đã dìu dắt, dạy bảo chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Để thể hiện lòng kính trọng, yêu mến đến thầy cô, học trò hãy cùng gửi những lời chúc 20/11, những bài hát 20/11 hay và ý nghĩa nhất.

Dưới đây là những ca khúc hay nhất dành tặng thầy cô nhân ngày 20/11:

Người thầy

Bài hát Người thầy của nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy khắc họa hình ảnh người thầy yêu dấu, tân tụy với sự nghiệp trồng người, với thế hệ học trò thân thương.

Thầy cũng không quên đi bên đời các học sinh cũ của mình, ân cần như một người cha thứ hai. Công lao dạy dỗ của thầy là điều mà bất cứ học trò nào cũng không thể kể và trả hết được.

"Người thầy vần lặng lẽ đi về sớm trưa.

Từng ngày giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy.

Để em đến bên bờ ước mơ,

Rồi năm tháng sông dài gió mưa,

Cành hoa trắng vẫn lung linh trong vườn xưa.

Người thầy vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa.

Dòng đời từng ngày qua êm đềm trôi mãi.

Chiều trên phố bao người đón đưa,

Dòng sông vắng bây giờ gió mưa,

Còn ai nhớ, ai quên con đò xưa...

Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi,

Có hay bao mùa lá rơi.

Thầy đã đến như muôn ngàn tia nắng,

Sáng soi bước em trong cuộc đời.

Vẫn nhớ những khi trời mưa rơi,

Vẫn chiếc áo xưa choàng đôi vai,

Thầy vẫn đi, buồn vui lặng lẽ.

Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi,

Tóc xanh bây giờ đã phai.

Thầy vẫn đứng bên sân trường năm ấy,

Dõi theo bước em trong cuộc đời.

Dẫu đếm hết sao trời đêm nay,

Dẫu đếm hết lá mùa thu rơi,

Nhưng ngàn năm,

Làm sao em đếm hết công ơn người thầy".

Bụi phấn

Ca khúc Bụi phấn được nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của tác giả Lê Văn Lộc, Bụi phấn nhanh chóng trở thành một trong những ca khúc thiếu nhi nổi tiếng nhất của nền âm nhạc Việt Nam.

Giống như một bản nhạc thơ, Bụi phấn có lời ca ngắn với những âm điệu nhẹ nhàng, dễ nhớ, dễ thuộc. Mỗi khi những câu hát ấy vang lên, người nghe như sống trong khoảnh khắc của những ký ức xưa cũ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, là một học sinh vô tư, hồn nhiên.

“Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi

Có hạt bụi nào, rơi trên bục giảng

Có hạt bụi nào, vương trên tóc thầy

Em yêu phút giây này, thầy em tóc như bạc thêm

Bạc thêm vì bụi phấn, để cho em bài học hay

Mai sau lớn nên người, làm sao có thể nào quên

Ngày xưa thầy dạy dỗ, khi em tuổi còn thơ”.

Ký ức sân trường

Ca khúc do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác như một chuyến du hành quay ngược thời gian, trở về những năm tháng đẹp đẽ nhất thuở học trò - nơi gắn biết bao kỷ niệm cùng thầy cô và bạn bè.

"Đã biết bao năm không quay, về mái trường

Mà sao vẫn thấy luôn quen thuộc

Những bước châm đi ngang qua, từng góc sân

Vẫn còn đầy ký ức xưa.

Nghĩ tới bao nhiêu bạn bè rời mái trường

Mỗi người đang hướng theo một mơ ước..

Còn ai nhớ trước đây, cùng đến lớp mỗi ngày

Cùng ngồi lắng nghe lời thầy cô.

Bồi hồi từng hàng phấn trắng, bồi hồi bài học năm xưa

Nhìn lại hàng ghế đá bỗng nhớ những lúc ta ôn bài

Từng giờ kiểm tra cứ mong sau rồi sẽ qua

Để được vui chơi để được hát ca...

Bối hồi một tà áo trắng, bồi hồi nụ cười trong veo

Nhẹ nhàng ngập hồn ta và từng ngày ta thêm nhớ...

Chợt ta thấy vui khi nghĩ về từng phút giây

Một thời không quên, một thời vô tư, tuổi học trò..."

Cô giáo về bản

Một ca khúc mang âm hưởng dân tộc Tây Bắc, cùng với những điệu múa trong chiếc váy hoa xòe đặc trưng và chiếc ô điệu đà. "Cô giáo về bản" cũng là một trong những sự lựa chọn hàng đầu để biểu diễn văn nghệ nhân dịp này. Tuy nhiên sẽ hợp hơn với những bạn học sinh ở vùng cao.

"Năm ấy từ miền xuôi xa xôi

cô giáo người kinh lên với bản làng

dòng khuổi nậm nhẹ reo reo hát,

hát cùng bầy em bé vang núi rừng.

cô giáo dạy bầy em thơ ngây,

yêu núi rừng ruộng nương quê hương.ơ...

cô giáo hiền như con nai rừng.

bản làng đây núi ngàn cao lắm

vì đàn em cô giáo về cùng dân

vượt đường xa qua đèo qua suối

suối,suối ngàn hoa,lá rừng theo bước chân cô giáo lên ngàn.

ríu rít đàn em bé chào từ lúc cô giáo về

núi rừng đây thêm sáng

bếp lửa đây thêm hồng

em bé ngày càng thêm ngoan ngoan

dân khắp bản càng thêm yêu cô.ơ..

cô giáo đẹp như hoa mai rừng."

Những điều thầy chưa kể

Những điều thầy chưa kể là bài hát hay gắn với lứa tuổi học trò, rất được các thế hệ học sinh yêu thích, bài hát do nhạc sĩ Trần Thanh Sơn sáng tác. Với bài hát này, các bạn nên lựa chọn áo dài để đạt được hiệu ứng phù hợp nhất.

"Thầy kể về vầng trăng, trong ca dao thuở nào

Thầy kể về cơn mưa, trên đồng ruộng bao la

Vầng trăng vàng lục bát, ai mang xẻ làm đôi

Cơn mưa từng câu hò, chập chờn cánh cò bay

Cũng có một vầng trăng, nhưng sao thầy không kể?

Những đêm ngồi soạn bài, ánh trăng buồn khuya khoắt

Và dài những cơn mưa, thầy ơi sao không kể?

Đường mưa thầy lặn lội, sớm chiều với đàn em

Thầy kể về vầng trăng, trong ca dao thuở nào

Thầy kể về cơn mưa, trên đồng ruộng bao la

Vầng trăng vàng lục bát, ai mang xẻ làm đôi

Cơn mưa từng câu hò, chập chờn cánh cò bay

Cũng có một vầng trăng, nhưng sao không kể?

Những đêm ngồi soạn bài, ánh trăng buồn khuya khoắt

Và dài những cơn mưa, thầy ơi sao không kể?

Đường mưa thầy lặn lội, sớm chiều với đàn em

Thầy kể về vầng trăng, trong ca dao thuở nào

Thầy kể về cơn mưa, trên đồng ruộng bao la

Vầng trăng vàng lục bát, ai mang xẻ làm đôi

Cơn mưa từng câu hò, chập chờn cánh cò bay

Cũng có một vầng trăng, nhưng sao không kể?

Những đêm ngồi soạn bài, ánh trăng buồn khuya khoắt

Và dài những cơn mưa, thầy ơi sao không kể?

Đường mưa thầy lặn lội, sớm chiều với đàn em

Bao nhiêu là bụi phấn, sao không kể thầy ơi?

Bao nhiêu là bụi phấn, sao không kể thầy ơi?

Bao nhiêu là bụi phấn, sao không kể thầy ơi?

Bao nhiêu là bụi phấn, sao không kể thầy ơi?"

Thủy Tiên (T/h)

Nguồn ĐS&PL: https://doisongphapluat.com/cong-dong-mang/nhung-ca-khuc-hay-nhat-danh-tang-thay-co-nhan-ngay-2011-a345699.html