Những bức ảnh về chiến tranh Việt Nam làm chấn động thế giới

Những bức ảnh đắt giá đoạt giải quốc tế từng gây xôn xao toàn thế giới này ghi lại sự khốc liệt của chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1962 – 1975.

Những bức ảnh chứa đựng ý nghĩa lịch sử sâu sắc về Chiến tranh Việt Nam. Đây là một trong những bức ảnh nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Philip Jones Griffiths ghi lại hình ảnh những người dân Sài Gòn mang theo các vật dụng gia đình đi tị nạn sau khi Mỹ thực hiện những cuộc ném bom, không kích dữ dội, khiến nhiều người mất nhà cửa năm 1968. Ảnh: Philip Jones Griffiths/Magnum Photos.

Những bức ảnh chứa đựng ý nghĩa lịch sử sâu sắc về Chiến tranh Việt Nam. Đây là một trong những bức ảnh nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Philip Jones Griffiths ghi lại hình ảnh những người dân Sài Gòn mang theo các vật dụng gia đình đi tị nạn sau khi Mỹ thực hiện những cuộc ném bom, không kích dữ dội, khiến nhiều người mất nhà cửa năm 1968. Ảnh: Philip Jones Griffiths/Magnum Photos.

Hình ảnh kinh điển chụp em bé Napalm Kim Phúc vừa chạy vừa khóc khi Mỹ dội bom napalm xuống Trảng Bàng, Tây Ninh năm 1972 từng đoạt giải thưởng Pulitzer. Bức ảnh này từng làm rúng động dư luận Mỹ. Ảnh: Nick Ut/AP.

Binh sĩ Thomas Cole nhìn lên với một mắt chưa bị băng trong khi đang tiếp tục chữa vết thương cho trung sĩ Harrison Pell trong cuộc đọ súng ở miền Trung ngày 30/1/1966. Bức ảnh đã xuất hiện trên trang bìa của tạp chí Life hồi tháng 2/1966.Ảnh: Henri Huet/AP

Hãng tin AP thậm chí đã dành được 6 giải Pulitzer cho những tác phẩm đưa tin về Chiến tranh Việt Nam. Hình ảnh ánh nắng xuyên qua tán lá rừng rậm rạp bao quanh thị xã Bình Giã khói lửa, đầu tháng 1/1965. Quân lính chính quyền Sài Gòn xưa cùng các cố vấn Mỹ chờ đợi vật vờ sau khi bị bộ đội Việt Nam phục kích. Ảnh: Horst Faas/AP.

Hình ảnh xúc động cho thấy một bà mẹ Việt Nam cố gắng đưa con tới nơi an toàn dưới làn mưa bom bão đạn khi lính thủy đánh bộ Mỹ tràn vào làng Mỹ Sơn, Đà Nẵng để truy lùng quân giải phóng ngày 25/4/1965. Ảnh: Eddie Adams/AP.

Hàng dài người Việt Nam và lính Mỹ ở vịnh Cam Ranh ngày 30/4/1975 di tản khỏi miền Nam sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ. Ảnh: AP.

Bức ảnh ghi lại cảnh binh lính chính quyền Sài Gòn xưa kiệt sức, ngủ trên một tàu sân bay của Hải quân Mỹ, đưa họ trở về thủ phủ tỉnh Cà Mau vào tháng 8.1962. Ảnh: Horst Faas/AP.

Chiến tranh là địa ngục - một khẩu hiệu xuất hiện trên mũ của lính Mỹ tại chiến trường Phước Vĩnh. Ảnh: Horst Faas/AP.

Sau những đau thương khôn xiết do ảnh hưởng của chiến tranh, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, người dân đón nhận hạnh phúc viên mãn. Ngày 30/4/1975, người dân Sài Gòn nô nức xuống phố đón chào Đoàn quân Giải phóng. Ảnh sưu tầm.

Vỡ òa trước niềm vui thống nhất đất nước, các hiệu may trong Thành phố Đà Nẵng đưa máy khâu ra hè phố may cờ cách mạng cho nhân dân treo trong ngày giải phóng, từ chối nhận tiền công. Ảnh: Nhà báo Đinh Quang Thành.

Niềm vui đong đầy trong mắt các chiến sĩ biệt động Sài Gòn hoạt động trong giới học sinh, sinh viên bị địch bắt đầy ra Côn Đảo đã cùng các chiến sĩ cách mạng phá các trại giam, khi trở về Sài Gòn ngay trong ngày 2/5/1975. Ảnh: Nhà báo Đinh Quang Thành.

Giọt nước mắt hạnh phúc của người dân trong giây phút gặp lại người thân sau ngày thống nhất đất nước. Ảnh tư liệu sưu tầm.

Niềm vui ngày đoàn tụ của người mẹ già khiến ai cũng rưng rưng cảm động. Ảnh tư liệu sưu tầm.

Theo Minh Khánh/Dân Việt

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/ta-tay/nhung-buc-anh-ve-chien-tranh-viet-nam-lam-chan-dong-the-gioi-483838.html