Những bức ảnh đặc biệt về Thế chiến I

Kéo dài từ 1914-1918, Thế chiến I bắt nguồn từ mâu thuẫn của các đế quốc về vấn đề phân chia thuộc địa. Tuy nhiên sự tàn phá và thương vong lại diễn ra chủ yếu ở châu Âu.

 Chiến tranh thế giới thứ nhất là lần đầu tiên trong lịch sử vũ khí hóa học được sử dụng trên quy mô lớn. Trong ảnh, một đơn vị lính Mỹ sử dụng súng 37 mm để chống lại quân Đức ở miền bắc nước Pháp bên cạnh những làn khói độc có độ sát thương cao.

Chiến tranh thế giới thứ nhất là lần đầu tiên trong lịch sử vũ khí hóa học được sử dụng trên quy mô lớn. Trong ảnh, một đơn vị lính Mỹ sử dụng súng 37 mm để chống lại quân Đức ở miền bắc nước Pháp bên cạnh những làn khói độc có độ sát thương cao.

Đức là nước sử dụng nhiều khí độc nhất trong cuộc chiến, với con số ước tính 68.000 tấn, xếp sau là Pháp và Anh. Trong ảnh, từ trái qua phải, mặt nạ chống độc của lính Mỹ, Anh, Pháp và Đức.

Các nhà sử học ước tính có khoảng 2.490 km hào đã được xây dựng trong Thế chiến I. Trong ảnh, một đơn vị lính Pháp kiểm tra giao thông hào ở mặt trận Argonne, phía đông nước Pháp vào tháng 5/1916.

Xe tăng được phát triển trong Thế chiến I như một phương tiện để vượt qua các chiến hào dày đặc trên các mặt trận. Trong ảnh, một chiếc xe tăng Mark IV của quân đội Anh mắc kẹt tại Ribecourt la Tour, trong trận chiến tại Cambrai vào tháng 11/1917.

Trận Somme lần thứ nhất là một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử, cướp đi sinh mạng của hơn 1,25 triệu người. Trong ảnh, những người lính Canada viết lời nhắn chào mừng giáng sinh lên một khẩu đại bác vào tháng 11/1916 trong trận chiến tại Somme.

Lính Pháp ăn trưa tại khu vực Arras, phía bắc nước Pháp. Hơn 1,5 triệu người Pháp đã thiệt mạng trong cuộc chiến.

Mỹ chính thức bước vào cuộc chiến năm 1917, tổn thất về người của quân đội Mỹ chỉ là hơn 50 nghìn lính, thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia khác. Trong ảnh là một trận bóng chày của lính Mỹ.

Bác sĩ và y tá đang điều trị vết thương cho một quân nhân. Những ngân hàng máu bắt đầu được hình thành và phát triển trong Thế chiến I để xử lý việc mất máu của binh lính bị thương.

Những chiếc tàu ngầm L-boat của Mỹ neo đậu tại đảo Azores của Bồ Đào Nha. L-boat là nỗ lực đầu tiên của quân đội Mỹ trong việc sản xuất một chiếc tàu ngầm có thể di chuyển xuyên đại dương.

Chiến hạm SMS Blucher của quân Đức bị đánh chìm trong một cuộc đụng độ với hải quân Anh vào tháng 1/1915 tại biển Bắc. Bức ảnh này được chụp từ trên boong tàu HMS Arethusa của hải quân Anh.

Lính Canada ăn mừng chiến thắng trên đường trở lại từ trận Somme vào tháng 9/1916. Canada tham chiến từ rất sớm do vẫn là một phần của Đế chế Anh khi chiến tranh nổ ra.

Lính Đức bị bắt sau trận Somme vào tháng 10/1916. Theo các nhà sử học, có khoảng gần 2 triệu lính Đức tử trận trong cuộc chiến này.

Đám đông ở quảng trường Thời đại tại thành phố New York cùng giơ trên tay những tờ báo có dòng tít: "Quân Đức đầu hàng", đánh dấu sự kết thúc cuộc chiến vào ngày 11/11/1918.

Lính Mỹ ăn mừng khi cập cảng New York sau khi trở về từ chiến trường châu Âu trên tàu Leviathan vào tháng 3/1919.

Quốc Thăng

Ảnh: Reuters

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/nhung-buc-anh-dac-biet-ve-the-chien-i-post891487.html