Những bữa tiệc tạo nhiên liệu cho virus lan nhanh như tên lửa

Những cái nắm tay, ôm hôn, uống chung ly trong các lễ hội, tiệc tùng và sự kiện tôn giáo là những thứ được ví như nhiên liệu cho virus corona lây lan với tốc độ chóng mặt.

Vào ngày 15/2, một đám đông vui vẻ đội tóc giả với chú hề tập trung tại tòa thị chính Gangelt, một khu đô thị nhỏ phía tây nước Đức, gần biên giới với Hà Lan. Bia và rượu vang không ngừng được rót ra cho 350 người trong bộ váy lạ khóa tay nhau trên ghế băng dài bằng gỗ, lắc lư theo điệu nhạc.

Trong khoảng thời gian của chương trình, các vị khách hòa nhập với bạn bè và người thân ở những bàn khác, chào nhau theo truyền thống Xứ Wales, khóa môi hoặc hôn lên má. Ủy ban tổ chức lễ hội gồm 11 người đàn ông mặc trang phục đỏ và trắng đã tổ chức sự kiện kéo dài trong 4 giờ và có bài phát biểu về các vấn đề thời sự.

Tuy nhiên, Covid-19, loại dịch bệnh do virus corona gây ra được phát hiện lần đầu tiên ở Đức 2 tuần trước không được đề cập đến, Guardian cho biết.

 Các sinh viên tập trung đông đúc trong các quán bar ở Fort Lauderdale, Florida hôm 11/3. Việc ban này không sớm hủy bỏ các lễ hội mùa xuân được cho là đã phải trả giá đắt bằng những ca tử vong và nhiễm bệnh vì Covid-19. Ảnh: New York Times.

Các sinh viên tập trung đông đúc trong các quán bar ở Fort Lauderdale, Florida hôm 11/3. Việc ban này không sớm hủy bỏ các lễ hội mùa xuân được cho là đã phải trả giá đắt bằng những ca tử vong và nhiễm bệnh vì Covid-19. Ảnh: New York Times.

Bữa tiệc là vườn ươm virus

Những lễ hội như ở Gangelt đang thu hút sự chú ý của các nhà khoa học trên khắp thế giới về cách chúng nhanh chóng biến thành những ổ dịch. 7 người sau khi rời khỏi sự kiện được xác định dương tính với Covid-19.

Gangelt nằm ở quận Heinsberg với dân số 42.000 người đã xác nhận 1.442 ca nhiễm và 43 ca tử vong, nhiều hơn bất kỳ khu vực hành chính nào khác ở khắp nước Đức. Các phương tiện truyền thông bắt đầu gọi đây là “Vũ Hán của nước Đức”.

Một trăm ngày sau khi một trang web của chính phủ Trung Quốc tuyên bố phát hiện ra bệnh viêm phổi lạ không rõ nguyên nhân, một điều rõ ràng hơn là động lực đằng sau sự mở rộng nhanh chóng của virus trên toàn cầu phụ thuộc rất nhiều vào các hiệu ứng cụm.

Trận bóng đá giữa Valencia, Tây Ban Nhà và Atalanta, Italy vào ngày 19/2 được ví là quả bom sinh học. Ảnh: Shutterstock.

Mỗi quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch đã báo cáo những câu chuyện tương tự về các cuộc tụ họp xã hội, văn hóa hoặc tôn giáo, nơi số lượng lớn người đã dành nhiều giờ tụ họp thân thiết, nắm tay, ôm hôn, chia sẻ đồ uống từ cùng một ly, sau đó thúc đẩy sự lây lan của đại dịch.

“Một mô hình mà chúng ta đang thấy trên toàn cầu là bất kỳ nơi nào có ca hát, nhảy múa, nơi đó virus lây lan nhanh hơn”, Giáo sư Hendrik Streeck, một nhà virus học tại Đại học Bon, ông cũng nhóm nghiên cứu đã dành nhiều tuần để thực hiện mô hình đầu tiên trên toàn cầu, nghiên cứu Covid-19 theo từng cụm tại khu vực Heinsberg.

Phần lớn các ổ dịch đều không xảy ra ở các siêu thị hay nhà hàng. Tại Heinsberg, nhóm thám tử về virus corona của ông đã tìm thấy rất ít bằng chứng về việc virus được truyền qua bề mặt tay nắm cửa, điện thoại thông minh hay vật thể khác.

Những giả thuyết ban đầu cho rằng virus trong bữa tiệc tại lễ hội ở Gangelt có thể đã được lây truyền qua quá trình rửa chén trong nhà bếp hóa ra là một sai lầm, hầu hết khách tham dự uống bia từ chai.

Thay vào đó, giáo sư Streeck cho rằng việc lây lan virus diễn ra tại các sự kiện tập trung đông người, nơi mọi người dành thời gian thân thiết cho nhau sau giờ làm, chẳng hạn như các bữa tiệc trượt tuyết ở khu nghỉ mát Ischgl của Áo, hộp đêm Trompete ở Berlin và một trận bóng đá ở miền bắc Italy.

“Các sự kiện tập trung đông người là cơ hội hoàn hảo cho virus, vì mọi người gặp gỡ những người hoàn toàn xa lạ”, Niki Popper, một nhà toán học tại Đại học Kỹ thuật Vienna, Áo. Nhóm nghiên cứu của ông đã phát triển một mô phỏng có thể giúp các chính phủ dự đoán sự phát triển của đại dịch chính xác hơn.

Thay vì chỉ nhân số lượng ca bệnh hàng ngày với một yếu tố nhất định, Popper cố gắng tính toán cái mà ông gọi là điểm khởi đầu của mạng lưới dịch bệnh tại địa phương.

“Nếu bạn có 100 hoặc 200 người dành đủ thời gian trong phòng với một người mang virus. Ví dụ nếu có 20 người dương tính sau vài ngày ủ bệnh, họ lây bệnh cho gia đình, đồng nghiệp. Giả sử mỗi người trong đó lại lây cho 10 người khác. Trong vòng vài ngày, số người nhiễm bệnh có thể tăng lên 200 chỉ với một ca nhiễm ban đầu và sau đó tiếp tục lan rộng”, nhà toán học Popper giải thích.

Lễ hội tôn giáo

Những lễ hội tôn giáo thậm chí còn thu hút một lượng người lớn hơn và trở thành nguồn lây lan lý tưởng. Lễ hội Mardi Gras ở New Orleans đã trở thành chất xúc tác cho sự bùng phát dịch bệnh ở Mỹ.

Lễ hội Mardi Gras ở New Orleans, Mỹ đã tạo thành một đợt bùng phát dữ dội. Ảnh: Reuters.

Ngày 25/2, 400.000 cư dân địa phương và khoảng 1,4 triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới ngập tràn trong âm nhạc, trang phục xa hoa, cocktail và vui chơi thâu đêm trong cao trào của lễ hội.

Từ ngày 17-21/2, khoảng 2.500 tín đồ đã tập trung tại nhà thờ Cơ đốc giáo Porte Ouverte ở quận Bourtzwiller, Mulhouse, đông nam nước Pháp, cho một trong những sự kiện được mong đợi nhất trong lịch truyền giáo.

Những tín đồ đến từ khắp nơi trên thế giới để tổ chức tuần ăn chay và cầu nguyện. Trong suốt 5 ngày, họ chào nhau, nắm tay và hôn lên má. Ở thời điểm đó, không ai nghĩ về virus corona. Chỉ sau khi sự kiện kết thúc, một số tín đồ được xác định dương tính với virus, những lo ngại về lây lan giờ đã quá muộn.

Một y tá từng tham gia lễ cầu nguyện đã tạo thành ổ dịch với 250 người tại Bệnh viện Đại học Strasbourg, Pháp, nơi cô làm việc. Hai tín đồ khác trở về nhà của họ ở đảo Corsica, Địa Trung Hải đã tạo thành một ổ dịch với 263 ca nhiễm và 21 ca tử vong.

Ổ dịch tại nhà thờ giáo phái Tân Thiên Địa ở Hàn Quốc cũng là một điển hình để tạo nên những ổ dịch lây lan với tốc độ cấp số nhân.

Nguy hiểm của vòng lặp

Đại dịch như Covid-19 đã cho thấy rằng nó có thể bùng phát mạnh chỉ với một cụm nhỏ ban đầu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự cân nhắc của các nhà hoạch định chính sách, những người đang vạch ra lộ trình để thoát khỏi tình trạng cách ly xã hội.

Nới lỏng cách ly xã hội sẽ kéo theo nguy cơ về làn sóng virus thứ 2. Ảnh: AFP.

Khi các chính phủ bắt đầu nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội sẽ dẫn đến các cuộc tụ họp xã hội, văn hóa hoặc tôn giáo.

“Phần lớn mọi người đều nghĩ về đại dịch là một đường cong, nhưng điều mà tôi sợ hãi là chúng ta đang đối phó với một vòng lặp. Ngay khi các hạn chế xã hội được nới lỏng có thể tạo ra các cụm mới và sự lây lan tăng tốc trở lại”, nhà toán học Popper nói.

Ông dẫn chứng trường hợp tại Việt Nam là một tín hiệu cảnh báo về sự nguy hiểm của vòng lặp. Việt Nam ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên vào ngày 23/1. Các giải pháp phòng chống dịch bệnh được chính phủ Việt Nam áp dụng một cách nhanh chóng và quyết liệt.

Đóng cửa trường học, kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, cấm các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc vào ngày 1/2. Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên ngoài Trung Quốc phong tỏa một xã từ ngày 12/2 để ngăn chặn sự lây lan.

Tàu sân bay duy nhất của Pháp cập cảng cách ly 50 người nhiễm Covid-19 Tàu sân bay Charles de Gaulle của Hải quân Pháp đã cập cảng ở phía nam cảng Toulon, Pháp hôm 12/4 để các thủy thủ nhiễm Covid-19 có thể lên bờ cách ly.

Trung Hiếu

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nhung-bua-tiec-tao-nhien-lieu-cho-virus-lan-nhanh-nhu-ten-lua-post1071985.html