Những bộ phận cực độc của thịt lợn, dù nấu chín vẫn có hại

Thịt lợn giàu dinh dưỡng lại dễ chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên, có những phần thịt lợn chúng ta nên hạn chế ăn để tránh gây hại sức khỏe.

Tiết lợn

Tiết lợn chứa nhiều sắt, tốt cho cơ thể. Nếu con lợn khỏe mạnh và tiết lợn được nấu chín thì bạn cơ thể hoàn toàn sử dụng được.

Tuy nhiên, nếu mua phải tiết lợn chết, lợn ốm thì đó là một vấn đề khác.

Ngoài ra, thói quen ăn tiết canh của nhiều người hiện nay tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại. Nếu lợn nhiễm cầu khuẩn Streptococcus suis (S.suis), việc ăn tiết canh sống sẽ khiến vi khuẩn từ thức ăn xâm nhập và cơ thể và gây ra những căn bệnh nguy hiểm.

Gan lợn

Gan là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng như đạm, vitamin A, B, D, nicotilic và axid folid. Tuy nhiên đây là nơi chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn. Do đó, nó tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, độc tố có hại cho sức khỏe con người. Trong gan cũng có thể chứa nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh. Những người có thể trạng kém, người già, trẻ nhỏ không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm này.

Khi mua gan lợn, bà nội trợ nên chú ý màu sắc, chỉ chọn những miếng gan có màu tươi, không có đốm trắng, đỏ hay màu sắc bất thường. Trước khi chế biến nên ngâm gan trong sữa tươi khoảng 30 phút để khử độc tốt và mùi hôi.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Phổi lợn

Phổi lợn là nơi trao đổi không khí với bên ngoài và cũng là nơi chứa nhiều vi khuẩn. Do lợn hay dán mũi xuống đất nên phổi có khả năng tích tụ rất nhiều bụi bẩn.

Khi ăn phần này, chúng ta sẽ nạp thêm bụi bẩn và chất độc vào cơ thể.

Tất nhiên, khi chế biến sạch và sức đề kháng tốt, người khỏe mạnh vẫn có thể ăn phổi lợn. Tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất dành cho bạn vẫn là hạn chế ăn phổi lợn.

Lòng lợn

Lòng lợn là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, nó tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm đe dọa sức khỏe. Lòng lợn là nơi lưu trữ thức ăn, các sản phẩm thải của thức ăn sau khi tiêu hóa nên chứa rất nhiều vi sinh vật, ký sinh trùng, vi khuẩn gây bệnh. Nếu quá trình chế biến không đảm bảo, thực phẩm không được nấu chín thì người ăn có nguy cơ bị nhiễm bệnh rất cao. Óc lợn

Người ta thường tin rằng "ăn gì bổ nấy". Do đó, nhiều bà nội trợ thường mua óc lợn để bồi bổ cho trẻ nhỏ, người già, người bệnh. Đúng là óc lợn giàu dinh dưỡng (chứa nhiều niacin, phosphorus, vitamin B12 và vitamin C). Tuy nhiên, nó lại chứa nhiều cholesterol, cứ 100g óc lợn có tới 2500 mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày.

Do đó, thực phẩm này không tốt cho sự phát triển trí não như nhiều người lầm tưởng. Nó dễ gây ra béo phì nhất là đối với trẻ nhỏ, người bị rối loạn mỡ máu, tim mạch... Óc lợn cũng chứa lượng đạm rất thấp, chỉ 9g đạm/100g óc lợn, thấp hơn rất nhiều so với các phần khác như thịt nạc.

Theo Khỏe & Đẹp

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-bo-phan-cuc-doc-cua-thit-lon-du-nau-chin-van-co-hai/20210314061643413