Những bộ não siêu việt phá vỡ mọi giới hạn của con người

Ngày nay, sự phát triển vượt bậc của khoa học với những siêu ro-bot khiến bạn tin rằng con người khó có thể vượt qua được trí tuệ nhân tạo. Vậy trước khi tin vào điều đó, bạn hãy thử gặp gỡ với những bộ não siêu việt như dị nhân Daniel Tammet, thần đồng có IQ cao nhất thế giới Kim Ung Yong, thiên tài Terence Tao, siêu trí nhớ Kim Peek hay 'máy tính sống' Shakuntala Devi để thấy được giới hạn trí tuệ của con người là không có giới hạn.

 Cuộc sống là một quy luật bù trừ, câu nói đó đúng với trường hợp của thiên tài Daniel Tammet (SN 1979 ở Anh). Từ nhỏ, Daniel bị mắc chứng động kinh. Đến năm 25 tuổi, anh được chuẩn đoán mắc chứng Asperger - một dạng bệnh tự kỷ làm hạn chế khả năng giao tiếp

Cuộc sống là một quy luật bù trừ, câu nói đó đúng với trường hợp của thiên tài Daniel Tammet (SN 1979 ở Anh). Từ nhỏ, Daniel bị mắc chứng động kinh. Đến năm 25 tuổi, anh được chuẩn đoán mắc chứng Asperger - một dạng bệnh tự kỷ làm hạn chế khả năng giao tiếp

Anh bắt đầu dành thời gian cho toán học và phát hiện ra khả năng đặc biệt của mình. Daniel có thể tính nhẩm và ghi nhớ các con số siêu nhanh. Năm 2004, anh từng thiết lập kỷ lục Châu Âu khi có thể đọc ra chính xác 22.514 chữ số theo sau số thập phân của số pi (3,14...) trong vòng 5 tiếng không ngừng nghỉ

Ngoài ra, Daniel còn mắc hội chứng gọi là cảm giác kèm, khiến anh có thể nhìn thấy những con số và chữ thông thường dưới dạng các màu sắc và hình dáng khác nhau

Daniel còn có khả năng học ngoại ngữ phi thường. Anh thông thạo hơn 10 thứ tiếng. Đặc biệt, đối với một ngôn ngữ mới anh chỉ mất 7 ngày để học và giao tiếp lưu loát với người bản xứ

Hiện tại, Daniel đang là giảng viên, nhà nghiên cứu chứng bệnh tự kỷ, nhà biên dịch và nhà văn. Anh đã ra mắt một số cuốn sách bán chạy trên thị trường, nổi bật nhất là cuốn tự truyện “Born on a blue day” (tạm dịch Chào đời vào một ngày xanh)

Kim Ung Yong (SN 1962 ở Hàn Quốc) được coi là thần đồng nổi tiếng nhất lịch sử nhân loại. Với chỉ số IQ 210, sách kỷ lục Guinness ghi nhận ông là một trong số những người thông minh nhất thế giới

Kim Ung Yong biết nói từ năm 1 tuổi. 3 tuổi đã đọc lưu loát 4 thứ tiếng: Hàn, Nhật, Đức và Anh. Đồng thời, từ năm 3-6 tuổi, Kim Ung Yong đã là sinh viên dự thính ngành Vật lý tại Đại học Hanyang (Hàn Quốc)

Từ 4 tuổi, ông đã xuất hiện trên nhiều kênh truyền hình trong nước và ngoài nước để giải phương trình Toán học phức tạp. 7 tuổi, NASA mời Kim Ung Yong sang Mỹ. Ông hoàn thành chương trình đại học và lấy bằng tiến sĩ Vật lý tại Colorado State University trước năm 15 tuổi

Tuy nhiên, đến năm 16 tuổi, Kim Ung Yong cảm thấy mệt mỏi với những công việc lặp đi lặp lại ở NASA nên đã quyết định về Hàn Quốc học tập như những người bình thường. Để làm việc ở Hàn Quốc, ông cần có bằng tốt nghiệp tiểu học, trung học và đại học. Ông theo học lại từ đầu và lấy bằng tốt nghiệp 3 cấp trung học trong vòng 2 năm sau đó

Truyền thông Hàn Quốc từng nhận xét việc Kim Ung Yong từ bỏ con đường làm thiên tài là điên rồ và gọi ông là "Thần đồng thất bại". Tuy nhiên, ông không bận tâm đến điều đó. Ông cảm thấy hài lòng với việc mỗi ngày đều đặn đến trường để giảng dạy, cuối ngày trở về bên gia đình. Nhiều người ủng hộ Kim Ung Yong: "Ông không hề thất bại. Ông đang thành công hơn bao giờ hết khi tìm được hạnh phúc thực sự."

Terence Tao (SN 1975, người Úc gốc Hoa) là cái tên quen thuộc trong giới Toán học thế giới. Ông cũng là một trong những người có IQ cao nhất trong lịch sử nhân loại (IQ 225-230)

Năm 9 tuổi, Terence bắt đầu học chương trình đại học. 13 tuổi, ông đạt huy chương vàng Olympic Toán quốc tế. 14 tuổi, ông tham gia vào Viện Nghiên cứu khoa học Úc. 16 tuổi nhận bằng Cử nhân và Thạc sĩ Đại học Flinders

21 tuổi, ông nhận bằng Tiến sĩ của Đại học Princeton. 24 tuổi, Terence được phong học vị Giáo sư của Viện Đại học California. 31 tuổi, ông giật giải Nobel Toán học khiến nhiều người phải ngưỡng mộ

Ngoài là "bộ não vĩ đại nhất nhân loại", Terence Tao còn là "Thiên tài hạnh phúc" khi có gia đình êm ấm với bố mẹ tâm lý, hai người em tài giỏi, người vợ tài năng không kém cùng hai đứa con ngoan. Điều đó đã mang lại cho Terence cuộc sống thỏa mãn hơn hầu hết thần đồng khác. Và, Toán học là mảnh ghép còn lại giúp cuộc đời ông trở nên trọn vẹn

Kim Peek (1951-2009) là một thiên tài người Mỹ nổi tiếng với khả năng ghi nhớ siêu phàm. Chính nhờ tài năng đặc biệt đó, ông còn được mệnh danh là "Thư viện sống" hay "Google sống"

Kim Peek gặp bất hạnh ngay từ thủa ấu thơ. Khi vừa chào đời, bác sĩ phát hiện bộ não của Peek có những tổn thương lớn làm ảnh hưởng đến tứ chi và khả năng phối hợp vận động. Những công việc đơn giản như: Chải đầu, mặc quần áo, đi giày... cũng là một thử thách lớn với ông

Bù lại, Peek lại có khả năng đọc sách đặc biệt, mắt trái của ông đọc một trang và mắt phải đọc trang còn lại. Nhờ thế, trung bình Peek mất 10 giây để đọc xong hai trang sách, vì thế mà hoàn thành 8 cuốn sách trong vòng một ngày. Đặc biệt, ông có khả năng ghi nhớ siêu phàm, con số kỷ lục của Peek là có thể nhớ được 12.000 đầu sách

Không phải thiên tài nào cũng lập dị. Mọi người đều nhận xét ông là người hiền lành, tốt bụng. Dù hạn chế về khả năng vận động nhưng năm 18 tuổi, để giảm gánh nặng cho bố mẹ, Peek đã đi làn thêm tại một trung tâm khuyết tật. Khả năng tính toán thần tốc của ông đã giúp ích Peek rất nhiều trong công việc

Cuộc đời đặc biệt của Peek đã truyền cảm hứng cho người bạn của ông -Barry Morrow viết lên kịch bản "Rain Man". Năm 1988, kịch bản trên được chuyển thể thành bộ phim cùng tên và giật giải Oscar trong cùng năm

Shakuntala Devi (1929-2013) là thiên tài Toán học người Ấn Độ với khả năng tính nhẩm siêu phàm đánh bại bộ xử lý của máy tính. Nhờ thế, bà còn được mệnh danh là "Máy tính sống" của nhân loại

Năm 3 tuổi, Shakuntala Devi đã cho thấy khả năng ghi nhớ các con số và tài năng toán học của mình. 5 tuổi, bà đã trở thành chuyên gia về giải các đề toán phức tạp. 6 tuổi, vì gia đình không đủ điều kiện để cho bà đi học nên Shakuntala đã dùng khả năng "trời phú" của mình để biểu diễn kiếm tiền trên đường phố

Lớn lên, bà tiếp tục tìm đến các trường đại học, đài truyền hình trên toàn thế giới để làm những phép tính phi thường, thử thách khả năng của chính mình. Đến năm 1977, tại Đại học của Mỹ, bà đã khai căn bậc 23 của một số có 201 chữ số chỉ trong 50 giây. Trong khi máy tính Univac mất 62 giây để tìm ra đáp án

Đến năm 1980, Shakuntala lại tiếp tục khiến mọi người phải ngã mũ kính phục khi tại Đại học Hoàng gia London bà chỉ mất 28 giây để tính ra đáp số của phép nhân hai số có 13 chữ số được một máy tính lựa chọn ngẫu nhiên. Lần biểu diễn này đã giúp bà ghi tên vào sách kỷ lục Guinness

Trong suốt cuộc đời mình, Bà Devi ngoài việc nghiên cứu và thử thách bản thân với những con số thì còn đi vòng quanh Ấn Độ và châu Phi để cổ động, truyền cảm hứng cho trẻ em học toán

Như Quỳnh (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/doi-song/anh-nhung-bo-nao-sieu-viet-pha-vo-moi-gioi-han-cua-con-nguoi/833047.antd