Những bí ẩn chưa có lời giải về bảo pháp tượng thánh Tara

Tượng nữ thần Tara có niên đại từ khoảng thế kỷ thứ 9 được phát hiện vào năm 1978 hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Tfw năm 2002 bức tượng này đã được Nhà nước công nhân là bảo vật Phật giáo quốc gia.

Cận cảnh gương mặt tượng thánh Tara

Cận cảnh gương mặt tượng thánh Tara

Tượng nữ thần bị chôn vùi ngàn năm trong lòng đất

Bức tượng nữ thần Tara được đúc bằng đồng, cao 129,3cm, khảm thêm đá quý ở mắt, trán. Khi mới khai quật từ lòng đất, màu xanh gỉ đồng khiến bức tượng như được làm bằng một loại đá ngọc.

Theo hồ sơ, nơi phát hiện bức tượng là một phế tích lớn của vương triều Chăm Pa, nay thuộc làng Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Phế tích này đã từng được chuyên gia khảo cổ học Mỹ thuật người Pháp là Parmentier khai quật từ đầu thế kỷ XX và nhận ra đây là một Phật viện lớn được xây dựng vào khoảng thế kỷ IX bởi một phong cách nghệ thuật rất độc đáo. Ông đã đặt tên phong cách đó là Đồng Dương (Dong Duong style).

Nội dung một tấm bia phát hiện được ở đây đã thông báo rằng Phật viện được nhà vua Indravaman II cho xây dựng vào năm 875 nhằm tôn vinh Phật giáo Đại thừa, một tôn giáo Ấn Độ được ngưỡng mộ hơn trong thời vương quốc Indrapura.

Bức tượng được đánh giá là chuẩn mực của nghệ thuật tạo hình

Tại đây, Phật viện và Vương triều tôn thờ và cầu mong được bảo trợ bởi một nữ thánh bồ tát (Buhdasattiva) có tên là Laksmindra-Lokesvara - một biến thân của Quan thế âm Bồ Tát. Tương truyền trong Phật giáo, đó là nữ thánh Tara tiêu biểu với tấm lòng cứu độ đại từ bi đày quyền lực. Truyền thuyết kể rằng, xúc động trước nỗi khổ cực của trần thế, có một lần vị Phật quyền uy Quan thế âm Bồ Tát rỏ những giọt lệ nóng hổi. Những giọt lệ đó đã quện luyện hóa thành một biến thân mới của Quan Âm có tên là Tara.

Tuy nhiên, trong cuộc khai quật của Parmentier hồi đầu thế kỷ XX tại Phật viện Đồng Dương không phát hiện được bức tượng thánh Tara quý giá nói trên. Phải đến năm 1978, do một phát hiện ngẫu nhiên, bức tượng đồng mới xuất lộ từ độ sâu hơn 3 mét dưới các phế tích mà vẫn còn nguyên vẹn không hề hư hỏng sau hàng ngàn năm yên vị trong lòng đất. Người dân làng Đồng Dương đã bảo vệ và chăm nom bức tượng như một vị thần của quê hương mình cho đến khi bức tượng được đưa về đúng nơi cần có, đó là Bảo tàng Điêu khắc Chăm Pa ở Đà Nẵng vào năm 1981.

Chuẩn mực nghệ thuật tạo hình

Nhưng điều đáng hấp dẫn nhất đối với mọi người người chiêm ngưỡng là tượng thánh Tara có phong cách tạo hình vô cùng xuất sắc, với nét mặt vừa nghiêm trang, thánh thiện vừa hoang sơ, trần tục, đôi vai bằng ngang khỏe khắn đỡ hai cánh tay trần không nhiều cơ bắp, nhưng tràn đày sức lực đang đưa nâng hai tay bàn tay xòe ra đỡ hai vật đã bị bẻ gãy, toàn thân toát lên một phong cách mỹ thuật rất hiện đại.

Theo miêu tả của PGS.TS Ngô Văn Doanh (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á), thì toàn bộ đôi tay và phần trên của tượng Tara để trần và thể hiện một thân hình phụ nữ đẹp với cổ cao ba ngấn; Bộ ngực tròn đầy với đôi vú hình bán cầu và gần nhau; Bụng hơi phệ và cách vùng lồng ngực bởi một nếp nhăn đẹp và sâu; Mông nở, vai rộng, đôi tay trần khỏe mạnh cùng đưa đôi bàn tay xòe to đang cầm một vật gì đó bằng ngón cái và ngón trỏ một cách cân xứng và duyên dáng.

Rất tiếc hai linh vật tượng thánh cầm trong tay đã bị thất lạc, chưa tìm lại được

Từ những nghiên cứu của mình, PGS.TS Ngô Văn Doanh cho rằng, hai vật trong tay của nữ thần Tara chính là hoa sen và tù và ốc. Bàn tay phải của nữ thần với ngón tay cái còn nguyên vẹn hơi cong vào tiếp giáp với phần còn lại của cuống sen dài 4,3cm chạy sát từ trong lòng bàn tay lên đến kẽ giữa hai ngón cái và ngón trỏ để lộ tiết diện của cuống sen có đường kính 1,5cm.

Bàn tay trái của tượng Tara với ngón tay cái còn nguyên dài 5cm và cong vào phía lòng bàn tay, ngón tay này cùng với phần dưới của ngón tay trỏ cùng tiếp giáp với một phần còn lại của miệng ốc dài 2,9cm (hơi cong có khe sâu) dính lại ở kẽ giữa hai ngón tay. Tara đã cầm con ốc biển bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ, phần miệng ốc quay xuống và tựa sát vào kẽ hai ngón tay, phần trôn ốc quay lên phía trên.

Sở dĩ Tara cầm hoa sen vì hoa sen tượng trưng cho hương sắc tinh khiết, tình yêu thương, trí tuệ, chứa đựng cả thiên đường và trần thế, mặt trời và mặt trăng, vẻ đẹp và sự sinh sôi nảy nở. Con ốc biển tượng trưng cho sự quán xuyến mọi âm thanh thế gian, sướng và khổ, vui và buồn, là vũ khí đầy quyền năng để thanh lọc, ban phát và tập hợp niềm hy vọng của mọi loài. Rất tiếc hai linh vật trong tay tượng thánh hiện đã bị thất lạc, chưa tìm lại được.

Những bí ẩn chưa có lời đáp

Không chỉ ẩn chứa bí mật trong đôi bàn tay, tượng phật đồng Tara còn mang trong mình điều kỳ thú về chiếc váy quấn (ngôn ngữ Chăm gọi là sarong). Cgieecs váy cuốn hai lớp cầu kỳ và sang trọng mang phong cách thời trang hiện đại khiến các nhà nghiên cứu và người quan sát ngạc nhiên, thú vị. Không hiểu đó là sáng tạo của người nghệ nhân tạc tượng hay đó là phong cách thời trang của người phụ nữ từ hàng ngàn năm trước? Chiếc váy quấn có những đường nếp dọc, bó sát mình và buông dài đến mắt cá chân. Chạy dọc chính giữa sarong bên trong là các nếp xếp chạy dọc theo thân sarong.

Điều đặc biệt là ngoài chiếc sarong bên trong, tượng Tara còn mặc thêm bên ngoài một chiếc sarong nữa. Chiếc sarong bên ngoài được vận rất khéo: sau khi đã choàng và ôm sát lấy hai chân ở phía sau, hai mép dưới được kéo chéo lên để vấn vào thành một dạng cạp váy trước bụng.

PGS.TS Ngô Văn Doanh cho rằng, tượng Tara có một điểm đáng chú ý là sarong của tượng được vắt vào trong và áp vào chiếc sarong bên trong. Trong khi các tượng khác cùng phong cách thì thân giữa dài của sarong được vắt ra ngoài.

Diệu Minh (t/h)

Nguồn Pháp Luật VN: http://baophapluat.vn/xa-lo/nhung-bi-an-chua-co-loi-giai-ve-bao-phap-tuong-thanh-tara-504561.html