Những bất minh trong cách tính giá điện

Theo các chuyên gia, thời tiết nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao là dễ hiểu. Nhưng thời tiết là một dạng thiên tai không ai mong muốn, do vậy người sử dụng điện cần được hỗ trợ, thay vì è cổ trả hóa đơn tiền điện cao ngất ngưởng.

Nhân viên ngành điện kiểm tra số tiêu hao năng lượng định kỳ của người dân. Ảnh: IT

Nhân viên ngành điện kiểm tra số tiêu hao năng lượng định kỳ của người dân. Ảnh: IT

Dùng điện lãng phí hay buộc phải dùng?

Ngày 22/6, Chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về các cơ chế phát triển nguồn và lưới điện, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhắc đến thông tin dư luận phản ánh về việc thời gian qua hóa đơn tiền điện của một số hộ dân tăng cao bất thường. Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm rõ, bảo đảm không để xảy ra sai sót và ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng điện, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý nghiêm.

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, ông Dương Quang Thành, Chủ tịch EVN, cho biết đã chỉ đạo điện lực các địa phương nhanh chóng xác minh các trường hợp có tiền điện tăng cao để trả lời, giải thích cho người dân một cách công khai.

Tình trạng hóa đơn tiền điện tăng cao cùng với nắng nóng những ngày qua xảy ra phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt ở các thành phố lớn. Đây cũng là tình trạng chung kéo dài đã nhiều năm, cứ bước vào các tháng nắng nóng là lượng điện tiêu thụ lại tăng đột biến. TS Ngô Đức Lâm, chuyên gia năng lượng thuộc Liên minh Năng lượng Việt , nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng cho rằng, tình trạng hóa đơn tiền điện tăng cao khi thời tiết nắng nóng có nhiều nguyên nhân, song cơ bản do cách tính tiền điện bậc thang hiện nay, dùng nhiều phải trả tiền nhiều. Càng nắng nóng, dùng càng nhiều, hóa đơn càng tăng

"Thực ra, cách đưa ra biểu giá điện bậc thang là điều cần làm, đi đúng với xu hướng của thế giới. Tuy nhiên lượng điện tiêu thụ phải bảo đảm tối thiểu cuộc sống của người dân. Ở một số nước, nắng nóng cũng được coi là thiên tai như lũ lụt. Thế nên, khi xảy ra thiên tai, Chính phủ phải có chính sách hỗ trợ giảm tiền điện chứ không phải tính tăng thêm lũy kế, bắt người dân trả nhiều hơn. Đơn cử như ở Ấn Độ, chính quyền xây nhà có máy lạnh cho người nghèo tới sống tạm trốn nóng, Hàn Quốc giảm giá điện khi có biến đổi thời tiết nắng nóng cực đoan...", TS Ngô Đức Lâm cho hay.

Mục đích của cách tính lũy tiến là để tránh người dân dùng điện lãng phí. Tuy nhiên, người dân bắt buộc phải dùng điện thêm trong điều kiện nắng nóng như vậy để bảo đảm đời sống. Ở đây, Bộ Công Thương là đơn vị quản lý Nhà nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển nhưng đồng thời phải chú ý tới cuộc sống của nhân dân. Lẽ ra trong điều kiện nắng nóng bất thường.

Giá điện đã minh bạch?

Nghiên cứu về giá điện nhiều năm, TS Ngô Đức Lâm đặt câu hỏi, tại sao lại ra giá điện bình quân như hiện nay? Chưa có bất kỳ công bố nào về phương pháp tính giá điện bình quân này cho việc giám sát. Đây hoàn toàn là giá do doanh nghiệp EVN và Bộ Công Thương ấn định. Giá điện bình quân đang có nhiều yếu tố đầu vào không được minh bạch. Ví dụ về năng suất lao động trong ngành điện, hiện nay không ai xác định được. Các yếu tố đầu vào sản phẩm không được minh bạch nên không ai có khả năng giám sát. Nên yêu cầu đầu tiên hiện nay là phải công khai minh bạch về cách tính giá điện.

"Luật Điện lực đã được Quốc hội thông qua. Theo đó thị trường điện lực Việt chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn phát điện cạnh tranh, giai đoạn bán buôn điện cạnh tranh và giai đoạn bán lẻ điện cạnh tranh; nó phải được hoàn chỉnh vào năm 2023. Hiện Việt đã chuyển sang thị trường bán buôn rồi, nhưng thực tế lại chưa đúng nghĩa của bán buôn điện. Rất nhiều công ty tư nhân có quyền buôn điện. Nhưng hiện tại lại chỉ là các công ty thuộc EVN với nhau. Theo lộ trình đến nay, điều độ và truyền tải điện phải được tách độc lập, nằm ngoài EVN rồi nhưng thực tế vẫn chưa. Hiện cạnh tranh ngành điện không có, vẫn độc quyền. Thị trường điện lực chưa có. Khi thị trường điện lực không có thì sẽ còn nhiều khuất tất bên trong", TS Ngô Đức Lâm cho hay.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, cách tính giá điện theo bậc thang hiện nay là nguyên nhân khiến hóa đơn điện tăng cao. Biểu giá điện sinh hoạt có 6 bậc thang, lũy tiến từ nhiều năm đã gây phức tạp trong công việc thanh toán tiền điện với khách hàng. Cách tính điện này nhằm khuyến khích người tiêu dùng tiết kiệm điện nhưng nó lại gây ra tâm lý ức chế bởi nó ngược với logic là càng mua nhiều càng rẻ. Điều này khiến làm cho khách hàng khó hiểu, khó kiểm tra, theo dõi dẫn đến khó thông cảm.

TS Ngô Trí Long cho rằng, biểu giá điện bán lẻ tiêu dùng hiện nay là bất hợp lý, chỉ có lợi cho EVN, không có lợi cho người tiêu dùng. Do đó, cần phải xem xét, xây dựng lại biểu giá điện. Để có biểu giá điện hợp lý, đạt mục tiêu vừa tiết kiệm lại hài hòa lợi ích giữa đơn vị bán và người tiêu dùng cần có sự nghiên cứu phối hợp giữa các cơ quan chức năng, cũng như những chuyên gia am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ. Ngành điện chưa rõ ràng được đầu vào, đầu ra, giá thành, giá cả, lời lãi thỏa đáng... chưa minh bạch các yếu tố này thì chưa thể có khung giá hợp lý.

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/nhung-bat-minh-trong-cach-tinh-gia-dien-20200625130536410.html