Những ảnh hưởng của người lao động thông qua chính sách tiền lương mới 2020

Từ ngày 1-1-2020, lương tối thiểu vùng tăng từ 150.000 – 240.000 đồng/người/tháng. Theo đó, các quy định mức lương tối thiểu vùng trong Nghị định này không chỉ tác động tới doanh nghiệp sản xuất mà còn ảnh hưởng tới lợi ích của người lao động.

 Đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, lương tối thiểu vùng sẽ là cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận cũng như trả lương

Đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, lương tối thiểu vùng sẽ là cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận cũng như trả lương

Người lao động thuộc vùng 1 tăng lương từ 4.180.000 đồng lên 4.420.000 đồng/tháng, tăng 240.000 đồng/tháng so với năm 2019

Người lao động thuộc vùng 2 tăng từ 3.710.000 đồng/tháng lên 3.920.000 đồng/tháng. Vùng 3 tăng từ 3.250.000 đồng/tháng lên 3.430.000 đồng/tháng. Người lao động thuộc vùng 4, mức lương tối thiểu tăng từ 2.920.000 đồng/tháng lên 3.070.000 đồng/tháng

Các khu vực có thị trường lao động phát triển, hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở hạ tầng tốt có mức lương tối thiểu vùng cao hơn

Từ quy định này, doanh nghiệp không được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người làm công việc đơn giản nhất

Với những công việc có sự tham gia của người lao động đã qian học nghề, đào tạo nghề thì mức lương tối thiểu mà người lao động nhận được cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng quy định

Việc thực hiện chính sách tiền lương mới hoàn toàn độc lập. Người lao động vẫn nhận được các chế độ lương khác khi tham gia hoạt động làm thêm giờ, làm việc ban đêm hoặc lao động trong điều kiện độc hại, nặng nhọc…

Bên cạnh đó, một số khoản trợ cấp, phụ cấp khác có trong hợp đồng lao động thì vẫn được thực hiện chi trả theo đúng quy định

Việc tăng lương tối thiểu vùng được thể hiện trong chính sách tiền lương mới, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-1-2020 có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động. Mức lương chạm tới mức sống tối thiểu của người lao động nghèo, có hoàn cảnh khó khăn

Theo chia sẻ của ông Lê Đình Quảng (phó Ban quan hệ lao động, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam) chia sẻ trên báo Tuổi trẻ: “Những năm qua, mức lương tối thiểu còn thấp nên người lao động rất kỳ vọng vào những đợt tăng lương. Theo dõi của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho thấy nhờ tăng lương tối thiểu, thu nhập của hầu hết người lao động tăng từ 6 – 7%”

Việc tăng lương tối thiểu vùng không chỉ giúp cải thiện đời sống của người lao động mà còn tạo động lực để nâng cao năng suất, chất lượng công việc

Có rất nhiều doanh nghiệp trả lương theo năng suất, hiệu quả công việc chính vì thế mà mức lương cao hay thấp, chênh nhiều so với mức lương tối thiểu vùng phụ thuộc rất nhiều vào các thỏa thuận trong hợp đồng lao động của cả hai bên

Song, bên cạnh việc tăng lương thì các khoản phí đóng góp trong quá trình lao động cũng sẽ tăng, như: tiền đóng BHXH, đoàn phí công đoàn…

Về phía các doanh nghiệp sẽ đứng trước sức ép về việc tăng lương, tăng chi phí chi trả cho người lao động. Đầu tư cho máy móc, công nghệ sản xuất được ưu tiên hơn, từ đó sẽ cắt giảm lao động và nguy cơ mất việc làm của người lao động sẽ rất cao

Chính vì thế, việc tăng lương tối thiểu vùng cần đảm bảo hài hòa lợi ích của cả doanh nghiệp và người lao động, đảm bảo cho sự phát triển vững bền, lâu dài

Nguyễn Minh (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/doi-song/anh-nhung-anh-huong-cua-nguoi-lao-dong-thong-qua-chinh-sach-tien-luong-moi-2020/834403.antd