Nhức răng khi mang thai – làm sao để ngăn ngừa?

Nhức răng khi mang thai khiến chị em không muốn ăn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Một mẹo nhỏ trong chăm sóc răng miệng sẽ giúp giảm ngay tình trạng này.

Một số chị em bị nhức răng khi mang thai

Một số chị em bị nhức răng khi mang thai

Nhức răng khi mang thai gây ảnh hưởng gì?

Các vấn đề về răng miệng khi mang thai có thể phát sinh do sự mất cân bằng nội tiết tố, nhu cầu canxi của em bé và các yếu tố khác.

Tuy nhiên, nếu đang tiêu thụ canxi với lượng hợp lý, duy trì vệ sinh răng miệng và thăm khám nha sĩ thường xuyên, bà bầu sẽ ít gặp phải bất kỳ loại vấn đề răng miệng nào khi mang thai.

Các vấn đề về răng miệng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Nghiên cứu được thực hiện trên 100 phụ nữ mang thai bị bệnh nha chu mạn tính, 18 phụ nữ được báo cáo là đã sinh non hoặc dọa đẻ non. Tuy nhiên, việc chăm sóc đúng cách và điều trị nha khoa kịp thời sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ sinh non.

Những nguyên nhân gây nhức răng khi mang thai

Ốm nghén có thể là một trong những lý do gây ra các vấn đề về răng miệng khi mang thai. Khi acid trong dạ dày trào ngược vào miệng, nó có thể dẫn đến sâu răng và đau răng khi mang thai.
Sự xáo trộn nội tiết tố trong cơ thể khi mang thai có thể khiến bạn dễ bị viêm lợi, từ đó dẫn đến nhiều rắc rối về răng và nướu.
Chế độ ăn uống có nhiều thay đổi trong thời kỳ mang thai. Nếu bạn tiêu thụ các sản phẩm có đường với số lượng quá mức, có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng.
Nhu cầu canxi của cơ thể tăng lên để tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu canxi của thai nhi đang phát triển. Tuy nhiên, nếu không tiêu thụ đủ lượng canxi trong thai kỳ, nó có thể dẫn đến sự khử khoáng chất trên men răng, gây ra đau nhức răng.
Mang thai có thể làm cho nướu và răng của bạn nhạy cảm hơn, và điều này có thể dẫn đến việc chải răng không đúng cách hoặc khiến bạn chải răng ít thường xuyên hơn, do đó có thể dẫn đến các vấn đề về răng miệng.

Ăn nhiều đường khi mang thai tăng nguy cơ mắc các vấn đề răng miệng

Bị nhức răng khi mang thai có cần đi khám?

Nếu bạn bị nhức răng khi mang thai lâu ngày không khỏi, hãy đến gặp nha sĩ ngay lập tức và miêu tả cụ thể tình trạng cơ thể hiện tại. Việc chụp X-quang nha khoa là một thủ thuật nha khoa an toàn trong thời kỳ mang thai.

Nha sĩ có thể khuyên bạn nên trì hoãn một số phương pháp điều trị. Ví dụ nếu bạn cần trám răng hoặc lấy tủy răng, cần gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân - và điều này có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai trong ba tháng đầu.

Chụp X-quang răng là một thủ thuật nha khoa an toàn khi mang thai

Cách ngăn ngừa nhức răng khi mang thai

Hãy duy trì và chăm chỉ trong việc chăm sóc răng miệng hàng ngày. Do khi mang thai rất dễ mệt mỏi và đau nhức, một số chị em có thể đi ngủ mà không đánh răng. Hãy tạo lập một thói quen chăm sóc răng miệng thật tốt. Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần để làm sạch cặn thức ăn, mảng bám trong kẽ răng.

Uống nước hoặc súc miệng sau khi nôn, nếu bạn bị ốm nghén. Điều này giúp loại bỏ acid dạ dày khỏi răng. Tuy nhiên, đừng đánh răng ngay lập tức sau khi nôn mà nên đánh răng sau ít nhất một giờ vì lúc này men răng rất dễ tổn thương.

Nên uống nước hoặc súc miệng sau khi nôn

Sử dụng nước ngậm răng miệng từ thảo dược là giải pháp chăm sóc răng miệng tối ưu mà các mẹ bầu nên thử. Nước ngậm răng miệng giúp làm sạch mảng bám, hỗ trợ điều trị các bệnh lý răng miệng, giảm ê buốt, nhức răng khi mang thai.

DS Phan Thu Hiền - Theo Giáo dục & Thời đại

Nguồn Đời Sống Plus: http://doisongvietnam.vn/nhuc-rang-khi-mang-thai-lam-sao-de-ngan-ngua-121291-9.html