Nho rừng, đặc sản Cao Bằng hút bao người có gì đặc biệt?

Quả nhỏ xíu, đen xì, vị lại chua nhưng đặc sản nho rừng vẫn cuốn hút không ít người. Cao Bằng có lẽ là nơi nho rừng được sử dụng phổ biến nhất và được xem là đặc sản của địa phương này.

Nho rừng là loại cây dây leo thường mọc hoang trong các bìa rừng. Quả nho rừng chỉ to bằng đầu ngón tay, hơi dẹp. Khi chín quả chuyển tím sẫm, đen, ăn có vị chua ngọt và rất thơm. Ảnh blogspot.

Nho rừng bắt đầu chín mọng từ cuối tháng 9 đến hết tháng 10. Nho rừng thường được dùng để làm siro, ngâm rượu, quả xanh được dùng để nấu canh chua. Ảnh rungvang.

Chùm nho rừng xấu mã, quả thưa và bé vì mọc tự nhiên, không chăm bón. Ảnh nho.

Ở nước ta, nho rừng mọc nhiều ở vùng Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La, Điện Biên… Trong đó, Cao Bằng có lẽ là nơi nho rừng được sử dụng phổ biến nhất và được xem là đặc sản của địa phương này. Ảnh caythaoduoc.

Ngoài ra, nho rừng còn phân bố trong các cánh rừng ở các tỉnh phía trong như: Kiên Giang, Cà Mau, Tây Ninh… Ảnh thaoduoctruongan.

So với nho Mỹ và nho Ninh Thuận, nho rừng chua hơn và có nhiều hạt hơn. Ảnh enbaccdn.

Mặc dù vị khá chua nhưng nho rừng vẫn được yêu thích do an toàn, không có thuốc bảo vệ thực vật. Ảnh dongamruou.

Hà Nguyễn (TH)

Nguồn Khỏe Plus: http://khoeplus24h.vn/la-doc-cuoi/nho-rung-dac-san-cao-bang-hut-bao-nguoi-co-gi-dac-biet-804733.html