Nhớ ơn thầy cô

Dân tộc ta từ xưa đến nay luôn coi việc học như một quốc kế sinh tồn giúp cho Quốc Gia hưng thịnh. Bởi vậy, người thầy luôn được cả xã hội kính trọng, tôn vinh: Muốn sang thì bắc cầu kiều/Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Mãi nhớ về thầy cô

Thời phong kiến, "Quân – Sư – Phụ" là bậc thang giá trị đã đánh giá cao vị thế xã hội của người thầy. Đầu tiên là nghi thức chào cờ và hát Quốc ca. Trong không khí trang nghiêm, tất cả hướng lên lá cờ Tổ Quốc với dáng vẻ hùng tráng, thiêng liêng.

Ngày nay, thầy giáo được vinh danh là "kỹ sư tâm hồn", là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa là những anh hùng vô danh. Nghề dạy học hiển nhiên trở thành "nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý".

Ơn thầy em học cho chăm

Các em học sinh đã chờ đợi ngày này từ lâu với những tiết mục văn nghệ đặc sắc của lớp mình mang đến tham dự. Những tiết mục hay lần lượt được công diễn với bao niềm hứng khởi tràn đầy cùng những tràng pháo tay vang dậy cả sân trường.

Ngày mai khôn lớn nhớ ơn cô thầy

Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 hàng năm đã trở thành truyền thống "Tôn sư trọng đạo", "Uống nước nhớ nguồn", một màu sắc giáo dục rất Việt Nam mà hiếm có dân tộc nào trên thế giới tạo dựng được như dân tộc chúng ta.

Cũng trong sự kiện này, nhà trường đã trao bằng khen và phần thưởng cho các tập thể, cá nhân trong trường đã có thành tích học tập và lao động xuất sắc trong phong trào thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

LN

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/ket-noi/nho-on-thay-co-3907092-c.html