Nho để 6 tháng vẫn tươi ngon

Người dân Afghanistan có phương pháp đặc biệt để bảo quản nho trong thời gian dài.

 Afghanistan được nhắc đến nhiều như một vùng đất của khói, đạn và chiến tranh. Bên cạnh đó, đất nước này còn nổi tiếng với các loại hoa quả ngon như nho, lựu... Với nho xuất khẩu quốc tế, Afghanistan vẫn tuân thủ các tiêu chuẩn được đặt ra ở từng nước. Dù vậy, nếu đặt chân tới đất nước này, nhiều du khách sẽ ngạc nhiên với phương pháp bảo quản nho cổ điển của họ. Ảnh: Asra28.

Afghanistan được nhắc đến nhiều như một vùng đất của khói, đạn và chiến tranh. Bên cạnh đó, đất nước này còn nổi tiếng với các loại hoa quả ngon như nho, lựu... Với nho xuất khẩu quốc tế, Afghanistan vẫn tuân thủ các tiêu chuẩn được đặt ra ở từng nước. Dù vậy, nếu đặt chân tới đất nước này, nhiều du khách sẽ ngạc nhiên với phương pháp bảo quản nho cổ điển của họ. Ảnh: Asra28.

Phương pháp này có tên là gangina, một cách bảo quản nho xuất phát từ miền Bắc Afghanistan. Với phương pháp này, các loại quả như nho có thể được sử dụng ngay cả khi trái mùa. Nhiều nguồn tin khẳng định gangina có thể giữ nho tươi, ngon tới 6 tháng. Ảnh: Wonderful Engineering.

Cơ chế hoạt động của gangina là giữ nho trong một khối cầu kín, rỗng, làm từ đất ướt. Họ sử dụng hai lớp đất ẩm, đem phơi nắng cho khô. Sau đó, mọi người có thể bỏ trái cây mình thích (chủ yếu là nho) bên trong trước khi đóng lại để không khí không bị lọt vào. Mỗi khối có thể chứa khoảng 1 kg nho. Ảnh: Istalif Bastan.

Các khối đất phải được bảo quản trong điều kiện lạnh, không có ánh sáng mặt trời trực tiếp. Một số người còn chôn khối cầu nho này xuống đất. Với gangina, những thương nhân sẽ vẫn có nguồn cung nho vào thời điểm trái mùa, khan hiếm.

Trong ảnh, Thủ tướng Đức Angela Merkel thưởng thức nho bảo quản theo kiểu truyền thống của Afghanistan. Ảnh: Getty.

Những trái nho căng mọng này có thể được bảo quản trong thời gian dài nhờ kỹ thuật đặc biệt của người dân Afghanistan.

"Chúng tôi chủ yếu bảo quản nho khô và nho Đài Bắc (Trung Quốc) vì chúng khỏe mạnh hơn các loại khác. Bạn phải lọc những trái hỏng trước khi bỏ vào trong gangina. Nếu không, nó sẽ khiến các trái khác hỏng theo", Abdul Manan, một người đang bảo quản nho chia sẻ. Ảnh: Oddity Central.

Hoài Anh

Tổng hợp

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nho-de-6-thang-van-tuoi-ngon-post1176836.html