Nhịp sống mới trên vùng quê cách mạng

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Hà Tĩnh là một trong 4 tỉnh đầu tiên trong cả nước thành lập chính quyền cách mạng. Ngày đó, cách đây 73 năm, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, TX Hà Tĩnh, Nghi Xuân, Hương Sơn, Kỳ Anh, Hương Khê… nơi nơi rợp cờ hoa, khẩu hiệu mừng sự kiện trọng đại. Ngày nay, những miền quê cách mạng đã vươn mình trong xu thế hội nhập, phát triển.

Cùng với cả nước, Hà Tĩnh hôm nay đang trên đường phát triển. Những vùng quê ngày càng trù phú, những đô thị hình thành, hòa nhịp vào mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tự do trong hòa bình, đời sống ấm no, người dân càng biết ơn hơn, trân trọng hơn thành quả cách mạng do Đảng ta lãnh đạo (Ảnh: TP Hà Tĩnh hôm nay)

Tinh thần Xô viết Nghệ Tĩnh lại được thể hiện trong cách mạng tháng 8/1945 ở Can Lộc. Ngày 16/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa huyện Can Lộc quyết định huy động lực lượng biểu tình, tuyên bố giành chính quyền ở huyện lỵ. (Trong ảnh: Tượng đài Xô viết Nghệ Tĩnh tại Ngã ba Nghèn)

Nơi mảnh đất đầu tiên giành chính quyền ở địa bàn Hà Tĩnh cách đây 73 năm - huyện Can Lộc), nay đã sang trang mới

Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Làng Đỏ Phù Việt (Thạch Hà) - nơi nhen nhóm ngọn lửa cách mạng những năm 1930-1931, nay đã trở thành vùng quê trù phú, xanh tươi.

Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Giữa tháng 8/1945, Ủy ban nhân dân lâm thời huyện Thạch Hà lệnh cho các xã huy động nhân dân có vũ trang kéo về giành chính quyền ở trung tâm huyện lỵ. Ngày nay, trung tâm huyện Thạch Hà đã hội tụ nhiều yếu tố truyền thống và phát triển. (Trong ảnh: Thị trấn Thạch Hà ngày càng khang trang). Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Khởi nguồn "no ấm" từ ngày 21/8/1945, ngày nhân dân tước khí giới binh lính đồn Chu Lễ, tiếp quản huyện lỵ, Hương Khê như đã viết nên cổ tích với bao thành quả. Đến nay, phủ kín những ngọn đồi trên đất "chảo lửa" là những vườn cây bạt ngàn hoa trái

Ảnh: Sỹ Ngọ

Khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng 8/1945, ở huyện Cẩm Xuyên, nhân dân xung quanh trung tâm huyện, với giáo mác gậy gộc, cờ đỏ, kéo tới bao vây đồn bốt, rồi thành lập chính quyền cách mạng. Ngày nay, Cẩm Xuyên đã phát triển vượt bậc về mọi mặt kinh tế - xã hội. Riêng công nghiệp, với tỷ lệ lấp đầy gần 70%, cụm công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên là một trong những đơn vị hoạt động hiệu quả nhất trên địa bàn tỉnh. Ảnh: P.V

Đức Thọ - quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú trên hành trình xây dựng huyện nông thôn mới. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Năm 1945, ở Kỳ Anh có xã hàng tăm con trâu bò bị chết một lúc, 90% gia đình thiếu ăn, vẫn có người chết đói. Nhưng nay, TX Kỳ Anh đang tiến bước nhanh trên con đường xây dựng đô thị văn minh. Ảnh: P.V

... Huyện Kỳ Anh cũng nỗ lực để thay đổi diện mạo (Trong ảnh: Mộc góc Ngã ba Voi, xã Kỳ Phong). Ảnh: P.V

Đền Phương Giai (Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh) - nơi diễn ra Hội nghị thành lập Đảng bộ huyện Kỳ Anh, là trụ sở huyện ủy trong thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh. Ảnh: P.V

Đình Đỉnh Lự (Tân Lộc, Lộc Hà) - nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh, tháng 2/1930. Từ cái nôi cách mạng này, hôm nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Tân Lộc đang vươn lên mạnh mẽ, giành được nhiều thành tựu trong xây dựng cuộc sống mới. Ảnh: P.V

Cũng với nhiều thành tựu đáng ghi nhận khác, Hà Tĩnh là điểm sáng của cả nước trong xây dựng nông thôn mới với cách làm sáng tạo, quyết liệt. Nhiều vùng quê đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành “miền quê đáng sống”. Ảnh P.V

Bình yên trên những khu dân cư kiểu mẫu (Tùng Ảnh - Đức Thọ). Ảnh: Thanh Hoài

Kinh tế - xã hội tỉnh nhà phát triển, đời sống nâng cao, người dân Hà Tĩnh càng rạng ngời trong những "mùa no ấm"

Ảnh: Minh Lý

PV-CTV

Nguồn Hà Tĩnh: http://baohatinh.vn/ve-ha-tinh/nhip-song-moi-tren-vung-que-cach-mang/160343.htm