Nhịp cầu bạn đọc số 43: Nhiều cổ đông đề nghị làm rõ nhiều dấu hiệu sai phạm tại Công ty CP Thương mại Hà Tây?

Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục nhận được đơn đề nghị làm rõ nhiều dấu hiệu sai phạm của lãnh đạo Công ty CP Thương mại Hà Tây.

Báo Pháp luật Việt Nam xin trích đăng nội dung mà nhiều cổ đông phản ánh nhằm đảm bảo tính khách quan, minh bạch.

Trên báo cáo tài chính của Công ty CP Thương mại Hà Tây, mã chứng khoán: HTT, những năm gần đây cụ thể vào năm 2017, năm 2018 có rất nhiều vấn đề đáng bàn về vấn đề điều hành và nguy cơ thất thoái tài sản của công ty HTT. Các vấn đề này chỉ ra các dấu hiệu đáng ngờ vực cần làm rõ về một công ty đại chúng, đã niêm yết trên sang chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (Hose)

Các khoản đầu tư lớn của công ty cổ phần thương mại Hà Tây (HTT), hiện nay có dấu hiệu thua lỗ, mất vốn hoặc bị cá nhân chiếm dụng vốn:

Khoản đầu tư của HTT vào công ty cổ phần chè Linh Dương: 5 tỷ đồng. Hiện nay được giải thích một cách kỳ lạ trên Báo cáo tài chính 2018 không xác định được giá đầu tư hợp lý, và công ty cổ phần chè Linh dương không cung cấp báo cáo cho khoản đầu tư này.

Trong khi công ty chè Linh Dương thì chủ tịch Hội đồng quản trị vẫn là ông Đào Văn Chiến, Chủ tịch HĐQT công ty HTT. Vậy thì xin hỏi ai không trả lời hay cố tình che dấu một khoản tiền khuất tất, chuyển tiền từ tay phải sang tay trái?

Khoản đầu tư vào công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc Hưng 30 tỷ đồng cũng được giải thích một cách rất thiếu thuyết phục trong báo cáo tài chính là không nhận được phản hồi của Phúc Hưng và không xác định được tính đúng đắng của khoản nợ này.

Trong khi Phúc Hưng trước đây ông Đào Văn Chiến là Chủ tịch HĐQT, Hiện nay được biết ông Chiến đã bán toàn bộ hơn 80% cổ phần của mình tại công ty này cho nhóm cổ đông khác.

Khi chúng tôi liên lạc với Ban lãnh đạo mới của công ty thì được trả lời là không hề có việc này. Hiện nay công ty Phúc Hưng không có khoản đầu tư nào từ công ty HTT, cũng không hề có việc hợp tác kinh doanh dự án phân chia lợi nhuận nào cả.

Không những vậy trên báo cáo tài chính của công ty có hạch toán một khoản chi phú đền bù GPMB cho dự Án Hưng Yên (Dự án của công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc Hưng) với số tiền là 24.981.799.453 đồng (Gần hai mươi lắm tỷ đồng), trong khi rõ ràng đây và việc của công ty Phúc Hưng không thể hoạch toán vào chi phí kinh doanh dài hạn của HTT, khoản này đã hạch toán trong phần đầu tư của công ty (Mặc dù khoản này đang bị Phúc Hưng phủ nhận).

Việc này phải chăng nhằm che dấu sự thất thoát “Kép” tài sản của công ty, nhằm làm đẹp báo cáo tài chính, che mắt các cổ đông công ty.

Khoản đầu tư của HTT vào Dự án khu đô thị mới Trung Văn mở rộng với khoản đầu tư lớn lên tới 79.453.593.393 đồng (Bảy mươi chín tỷ, bốn trăm năm mươi ba triệu, năm trăm chín mươi ba nghìn ba trăm chín ba đồng).

Dự án này được công bố hoàn thành vào quý IV 2017 cho đến nay vẫn đóng băng không hề có nhúc nhích. Thực tế không thể có khoản đầu tư lớn đến trên 39,5% tổng số vốn góp của công ty mà lại chuyển tiền toàn bộ và đóng băng nhiều năm, coi như mất vốn. Câu hỏi đặt ra là:

Khoản đầu tư này có được sự phê duyệt theo đúng điều lệ của công ty khi đầu tư trên 35% tổng số tài sản góp vốn của công ty.

Khoản đầu tư này có phải là cũng là việc chuyển tài sản của cổ đông ra ngoài của Ban lãnh đạo công ty nhằm chiếm đoạt tài sản của cổ đông? Hay chỉ đơn thuần là sai lầm trong kinh doanh của công ty? Trách nhiệm của ban lãnh đạo công ty đến đâu?

Khoản nợ xấu tài ngân hàng lên tới 46.495.576.929 đồng (Bốn mươi sáu tỷ bốn trăm chín mươi lăm triệu, năm trăm bảy mươi sáu đồng, chín trăm hai mươi chín đồng) và lâm vào tình trạng mất vốn bị tịch thu tài sản trong thời gian tới.

Một thực tế rất lạ phần lớn các khoản vay này là mới, nhưng ngay lập tức sau khi vay một thời gian ngắn đã lâm vào tình trạng nợ xấu, toàn bộ khoản tiền này có dấu diệu bốc hơi, vay một số tiền lớn như vậy mà công ty không hề thay đổ được trạng thái kinh doanh vẫn liên tục báo Lỗ. Ban lãnh đạo công ty HTT phải giải thích vấn đề này trước cổ đông và bạn đọc?

Riêng với bốn khoản tài chính nêu trên với một công ty có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, tổng số các khoản tài chính “khuất tất”, “khó đòi”,”mất vốn” đã lên tới 165 tỷ đồng (Một trăm sáu mươi lăm tỷ đồng) chiếm tới trên 80% vốn góp của công ty.

Vào tháng 9 năm 2018 ông Đào Văn Chiến đã thoái toàn bộ phần vốn của mình tại công ty HTT, chỉ ra dấu hiệu của việc làm thất thoát tài sản công ty và thoái toàn bộ phần vốn của mình khỏi HTT, phải chăng đến kỳ đại hội cổ đông tới đây ông này rút khỏi hội đồng quản trị công ty thì thực sự là một kế hoạch “Chiếm đoạt và bỏ trốn” hoàn hảo và ngoạn mục.

Thị trường chứng khoán Việt Nam với 20 năm phát triển đang hướng tới sự minh bạch và làm kênh huy động vốn, kinh doanh cổ phiểu cho hàng triệu doanh nghiệp và nhà đầu tư Quốc tế cũng như Việt nam và nếu tồn tại những doanh nghiệp như vậy sẽ gây mất lòng tin nghiêm trọng cho các nhà đầu tư góp phần làm trì trệ thị trường tài chính.

Không thể không làm rõ những dấu hiệu sai phạm trên của công ty cổ phần thương mại Hà Tây, để bảo vệ thị trường tài chính, quyền lợi các nhà đầu tư và góp phần làm minh bạch thị trường tài chính.

Trên đây là nội dung phản ánh của nhiều cổ đông gửi tới báo Pháp luật Việt Nam, báo Pháp luật Việt Nam xin gửi những nội dung trên tới Công ty CP Thương mại Hà Tây và đề nghị Công ty có văn bản gửi tới báo Pháp luât Việt Nam để báo trả lời bạn đọc.

Nguồn Pháp Luật Plus: https://www.phapluatplus.vn/nhip-cau-plus/nhip-cau-ban-doc-so-43-nhieu-co-dong-de-nghi-lam-ro-nhieu-dau-hieu-sai-pham-tai-cong-ty-cp-thuong-mai-ha-tay-d100112.html