Nhìn vào '5 cấp độ bút chì' này, mẹ bắt bài ngay con có tập trung học trên lớp hay không

Bạn tò mò không biết ở lớp con mình có tập trung nghe giảng hay không? Cách đơn giản đó là nhìn vào '5 cấp độ bút chì'.

Các chuyên gia tâm lý cho hay, trẻ 5-6 tuổi có thể tập trung lâu nhất được khoảng 10-15 phút, với trẻ 7-10 tuổi thời gian tập trung được lâu hơn khoảng 15-20 phút. Trẻ 12 tuổi có thời gian tập trung khoảng 25-30 phút, còn với trẻ trên 12 tuổi có thể tập trung được hơn 30 phút.

Là cha mẹ gần như ai cũng đều "sốt xình xịch" với kết quả học tập của con mỗi kỳ, nhưng thực tế, kết quả học tập của trẻ không chỉ do các yếu tố như sự chăm chỉ, chỉ số IQ… quyết định, mà còn do một yếu tố quan trọng không kém là sự tập trung của trẻ trong lớp.

Làm sao để biết con có tập trung ở lớp hay không qua "5 cấp độ bút chì"?

Bút chì là dụng cụ học tập quen thuộc và cần thiết đối với học sinh khi đến lớp. Mỗi đứa trẻ sẽ có cách sử dụng bút chì khác nhau. Và bố mẹ muốn biết con mình ở trong lớp có học hành nghiêm túc hay không, hãy mở hộp bút chì của con và xem tình trạng chiếc bút chì.

Cấp độ 1: Làm chủ việc học, trong lớp luôn tập trung lắng nghe thầy cô giáo giảng bài, luôn hoàn thành bài tập thầy cô giao về nhà

Cấp độ 1.

Cấp độ 1.

Bố mẹ có thể nhìn vào cây bút chì của con, nếu thấy cây bút còn nguyên vẹn, nhìn vào cây bút được giữ gìn cẩn thận, để gọn gàng và ngăn nắp là con bạn ở cấp độ 1.

Cấp độ 2: Trẻ hoạt bát và năng động, đôi khi hơi mất tập trung, nhưng có thể nhanh chóng tập trung lại được

Nếu bút chì của con bạn ở trạng thái này có nghĩa là con thi thoảng có mất tập trung trong giờ học. Tuy nhiên con có khả năng lấy lại sự tập trung khá nhanh, chỉ là con hoạt bát và hiếu động một chút.

Thông thường, những đứa trẻ ở cấp độ 2 rất thông minh, thường xuyên có tương tác với thầy cô trong lớp. Nếu được hướng dẫn tốt, trẻ có thể trở thành nhân tài.

Cấp độ 2.

Cấp độ 3: Thường xuyên mất tập trung, nhưng không quá nghiêm trọng

Nếu tình trạng sử dụng bút chì như hình thì có nghĩa con vẫn còn lơ là trong lớp, thường xuyên xảy ra tình trạng lơ đễnh. Thái độ học tập cũng không nghiêm túc lắm.

Bút chì ở tình trạng như này có nghĩa con thường xuyên nghịch bút trong lớp, rất ít để ý đến bài giảng của thầy cô. Bố mẹ hãy thử tìm thêm một số cách để giúp con cải thiện khả năng tập trung.

Cấp độ 3.

Cấp độ 4: Không phải dạng vừa, thầy cứ nói ở trên, trò sẽ chơi ở dưới

Nhìn vào bút chì của con và thấy tình trạng này, bố mẹ cần nghiêm túc xem lại và tìm giải pháp. Nó cho thấy đứa trẻ chỉ quan tâm đến việc chơi trong lớp, còn những gì giáo viên nói thì trẻ không cho vào đầu chút nào.

Cấp độ 4.

Cấp độ 5: Chẳng màng đến chuyện học hành, bút chì đã hoàn toàn biến mất khỏi hộp bút

Với cấp độ này "không có bút chì trong hộp", trẻ hoàn toàn không quan tâm gì đến việc học hành. Bố mẹ cần phải tìm hiểu nguyên nhân và có cách xử lý kịp thời.

Những lý do khiến trẻ mất tập trung trong lớp

Trẻ không có hứng thú với việc học: Nếu con bạn luôn mất tập trung trong lớp, có thể là do con không có hứng thú học tập. Suy cho cùng, so với chơi, học bao giờ cũng nhàm chán hơn rất nhiều. Vì vậy, nếu con mất tập trung vì lý do này, bố mẹ phải tìm cách khơi dậy được sự nhiệt tình trong học tập của trẻ, đừng lúc nào cũng quát mắng trẻ.

Con mất tập trung có thể vì con không hứng thú với việc học tập

Có những thứ khác thu hút sự chú ý của trẻ, gây mất tập trung: Ví dụ, các dụng cụ học tập của học sinh ngày nay thường được thiết kế rất mới lạ, thú vị, chắc chắn là "thủ phạm" thu hút sự chú ý của trẻ trong lớp. Vì vậy, bố mẹ không nên mua những loại dụng cụ học tập quá mới lạ cho con mình.

Trẻ chưa hình thành thói quen học tập tốt từ nhỏ: Do đó, trẻ khó tập trung và luôn mất tập trung khi ở trên lớp. Nếu đúng như vậy, bố mẹ hãy tìm hiểu và giúp trẻ hình thành thói quen học tập tốt càng sớm càng tốt. Suy cho cùng, việc học của trẻ không phải là chuyện của hai ba năm, việc giúp trẻ hình thành thói quen học tập từ sớm sẽ rất hữu ích.

Là bố mẹ ai cũng luôn mong con mình có thể đạt được thành tích học tập xuất sắc, và nếu muốn con mình làm được điều đó thì bố mẹ phải biết được con có tập trung trong giờ học hay không. Lời khuyên là bố mẹ nên thường xuyên chú ý đến tình trạng học tập của con, tinh tế để tìm ra những thay đổi từ những điều nhỏ nhặt nhất ở con.

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/nhin-vao-5-cap-do-but-chi-nay-me-bat-bai-ngay-con-co-tap-trung-hoc-tren-lop-hay-khong-222021165162645884.htm