Nhìn rùng mình, nhưng những côn trùng này lại quý hiếm ở Việt Nam

Sâu chít, sâu tre, ong khoái, bướm khế, bọ cua bay hoa... là những loài côn trùng quý hiếm của Việt Nam, mặc dù nhiều con có vẻ ngoài kinh dị.

Sâu chít hay Đông trùng hạ thảo Nam (Brihaspa atrostigmella) là một trong số những loài côn trúng quý, hiếm. Chúng sống ký sinh bên trong thân cây chít, le, đót vào mùa đông được dân gian xem như là Đông trùng hạ thảo của Việt Nam. Loài côn trùng này có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người.

Sâu chít hay Đông trùng hạ thảo Nam (Brihaspa atrostigmella) là một trong số những loài côn trúng quý, hiếm. Chúng sống ký sinh bên trong thân cây chít, le, đót vào mùa đông được dân gian xem như là Đông trùng hạ thảo của Việt Nam. Loài côn trùng này có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người.

Sâu tre (Omphisa fuscidentalis): Sâu tre thuộc nhóm côn trùng biến thái hoàn toàn. Vòng đời kéo dài 12 tháng. Pha sâu non gồm 5 tuổi và kéo dài khoảng 9 tháng. Sâu non tuổi 1 xâm nhập vào cây tre bằng cách đục một lỗ trên lóng măng. Đây là thức ăn phổ biến ở nhiều vùng. Hiện nay sâu tre có giá rất đắt, khoảng nửa triệu đồng/kg.

Ong Khoái (Apis dorsata): hay còn gọi là ong mật khổng lồ Đông Nam Á. Tổ của chúng được xây dựng ở nơi rất cao: trên cành cây, dưới các vách đá nhô ra, thậm chí là trong tòa nhà. Mật của loài công trùng này có màu vàng chanh vào đầu mùa và màu vàng sậm vào cuối mùa.

Bướm khế (Attacus atlas): Bướm đêm Atlas, còn gọi là Bướm khế, vì hay đẻ trứng và phát triển trên cây Khế, cũng có nơi gọi Bướm bà. Sải cánh của chúng cũng thuộc loại lớn nhất, từ 25–30 cm (10–12 in). Con cái lớn và nặng hơn con đực. Bướm khế là một trong 3 loài bướm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và cũng ở mức rất nguy cấp (CR).

Bọ cua bay hoa (Cheirotonus battareli:): Cá thể trưởng thành thường xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 8 ở vùng rừng núi có khí hậu ôn hòa. Đây là loài rất hiếm, trên thế giới mới chỉ thấy ở miền Bắc Việt Nam, Lào và Nam Trung Hoa. Tại Việt Nam, loài côn trùng này có ở Lào Cai (Sa Pa), Cao Bằng (Bảo Lạc) và Vĩnh Phúc (Tam Đảo).

Bướm phượng Aturus còn có tên khác là bướm công xanh, tên khoa học là Papilio arcturus. Bướm có kích thước lớn, thường thấy trong rừng, tán rừng. Ở Việt Nam, loài này ít phổ biến, phân bố ở các khu rừng miền Bắc và Trung Việt Nam. Bướm phượng có hình thái đẹp nên hay bị săn bắt dẫn đến mất sinh cảnh rừng.

Bọ ngựa thông thường (Mantis religiosa): Bọ ngựa sinh sống khắp trên lãnh thổ Việt Nam. Chúng có nhiều ích lợi, vì tiêu diệt nhiều côn trùng có hại, là vị thuốc đông y và vẻ đẹp trong thiên nhiên.

Kiến gai đen (Polyrhachis dives): Kiến có đặc điểm là không cánh, toàn thân dài 1,3-1,5 cm, màu đen bóng. Chúng sống thành đàn lớn ở rừng núi, làm tổ dưới đất, đến mùa mưa lũ lại kéo nhau lên cây để xây tổ tránh. Trong trứng kiến chứa từ 42-67% đạm, 28 loại axit amin tự do... và những hoạt chất thiết yếu mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được…

Mời độc giả xem video:Báo động tình trạng đuối nước ở trẻ em. Nguồn: VTV TSTC.

Thu Hà

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nhin-rung-minh-nhung-nhung-con-trung-nay-lai-quy-hiem-o-viet-nam-1528569.html