Nhìn lại sự việc tiêm kích Su-15 Liên Xô lao xuống biển khi đánh chặn SH-37 Thụy Điển

Vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra với tiêm kích Su-15 của Liên Xô đang được báo chí phương Tây nhắc tới khi liên hệ với những gì vừa xảy ra tại Biển Đen.

Sự kiện tiêm kích Su-15 Liên Xô lao xuống hải phận quốc tế tại vùng biển Baltic ngoài khơi Liepaja, Latvia là kết quả của một trong những cuộc đối đầu thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh.

Sự kiện tiêm kích Su-15 Liên Xô lao xuống hải phận quốc tế tại vùng biển Baltic ngoài khơi Liepaja, Latvia là kết quả của một trong những cuộc đối đầu thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh.

Ngày 7/7/1985, Bộ chỉ huy quân sự miền Nam Thụy Điển đã ra lệnh cho một máy bay trinh sát SH-37 Viggen cất cánh để theo dõi cuộc tập trận của Hải quân Liên Xô và đồng minh thuộc khối Warsaw.

Phi công lái chiếc SH-37 Viggen có tên Larson, anh ta đã sử dụng camera gắn ở mũi chiếc máy bay để chụp ảnh các tàu chiến Liên Xô được huy động tham gia cuộc tập trận.

Ngay khi Larson tiến hành chụp ảnh, hai tiêm kích SU-15TM Flagon đã xuất hiện, một chiếc áp sát ngay bên hông có số hiệu "36 Vàng", đã khiến phi công lái chiếc SH-37 phải rút lui và trở về để tiếp nhiên liệu.

Trong lần xuất kích thứ hai của viên phi công Thụy Điển trong ngày, hai chiếc Su-15 vẫn xuất hiện ngăn cản. Một chiếc tiến lại gần đầu cánh máy bay của Larson để ngăn cản việc chụp ảnh.

Trước tình hình trên, viên phi công Thụy Điển đã thực hiện hàng loạt động nhào lộn phức tạp và để thoát khỏi đối phương, nhưng tiêm kích Liên Xô vẫn duy trì khoảng cách 50 m so với cánh chiếc SH-37.

Cảm thấy khó chịu vì bị đeo bám, viên phi công Thụy Điển quyết định thực hiện động tác bổ nhào cực kỳ hẹp ở tốc độ 400 dặm/h, từ độ cao chỉ cách mặt biển chỉ 500 m, đây là thao tác tiềm ẩn rủi ro rất cao.

SH-37 là bản sửa đổi từ tiêm kích JA-37 Viggen vốn nổi tiếng với khả năng cơ động cao nhờ cặp cánh mũi. Trong khi đó Su-15 kích thước cồng kềnh tỏ ra khá vụng về khi cơ động ở độ cao thấp.

Khi chỉ cách mặt nước 100 m, chiếc SH-37 Viggen bắt đầu lấy lại độ cao và vọt lên. Phi công Su-15 cố bắt chước động tác này nhưng quá muộn, chiếc tiêm kích Liên Xô lao thẳng xuống biển và vỡ tung.

Nhận thấy tình hình ở mức nghiêm trọng, phi công Larson đã quyết định quay về căn cứ. Trong khi đó tận mắt chứng kiến máy bay đồng đội lao xuống biển, chiếc Su-15 còn lại đuổi theo như muốn trả đũa.

Để thoát khỏi chiếc Su-15, phi công Thụy Điển cho SH-37 bay cách mặt nước chỉ 50 m ở chế độ siêu âm, đây là thao tác cực kỳ nguy hiểm bởi mật độ không khí dày đặc ở độ cao thấp rất dễ tác động làm rơi máy bay.

Bị tụt lại phía sau, phi công Su-15 quyết định khóa tên lửa vào chiếc SH-37. Tuy nhiên chiếc tiêm kích Liên Xô đã từ bỏ ý định tấn công khi phát hiện 2 tiêm kích JA-37 Viggen khác của Thụy Điển đang lao tới tiếp ứng.

Phi công Liên Xô thiệt mạng trong sự cố này là Đại úy Zhigulyov thuộc Trung đoàn tiêm kích Cận vệ số 54, đóng tại Vainode, Latvia. Mọi nỗ lực tìm kiếm sau đó đều không mang lại kết quả, phải tới 10 năm sau một mảnh áo khoác của anh ta mới trôi dạt vào bờ.

Sai lầm của Đại úy Zhigulyov là không lường được hậu quả khi cơ động ở độ cao quá thấp. Đặc biệt khi tiêm kích Su-15 được thiết kế tối ưu hóa cho nhiệm vụ đánh chặn ở tầm cao và không linh hoạt khi bay sát mặt biển.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nhin-lai-su-viec-tiem-kich-su-15-lien-xo-lao-xuong-bien-khi-danh-chan-sh-37-thuy-dien-post534854.antd