Nhìn lại quá trình gian lận thi cử bị phát hiện và 'cái giá' phải trả

Vụ gian lận thi cử kì thi Trung học phổ thông Quốc gia (THPTQG) 2018 của 3 tỉnh: Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình đã làm chấn động dư luận, trong đó Hà Giang có nhiều bài thi gian lận nhất: hơn 330 bài thi có điểm chênh lệch với điểm chấm thẩm định. Sau một năm khởi tố các bị can nay đã có kết quả. Nhìn lại quá trình gian lận thi cử bị phát hiện và 'cái giá' phải trả.

Nhìn lại số bài thi gian lận tại các tỉnh

Tại Hà Giang kết quả chấm thẩm định của Bộ GD&ĐT cho thấy 330 bài thi của 114 thí sinh có tổng điểm đã công bố chênh lệch hơn 1 điểm so với điểm chấm thẩm định. Cá biệt có những thí sinh tổng điểm được làm tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí 29,95 điểm.

Tại Sơn La có 44 thí sinh với 95 bài thi trắc nghiệm và 2 bài thi Ngữ văn có điểm chấm thẩm định thấp hơn so với điểm thi đã công bố trước đây. Trong đó, thí sinh có điểm thi sau thẩm định giảm nhiều nhất là 26,55 điểm trên tổng 3 môn. Bài thi có điểm giảm nhiều nhất là môn Toán với 9 điểm

Tại Hòa Bình, kết quả điều tra của cơ quan an ninh điều tra công an tỉnh cho thấy có 64 thí sinh được sửa điểm thi. Cụ thể, có 56 thí sinh với 140 bài thi trắc nghiệm đã bị thay đổi từ 0,2 đến 9,25 điểm mỗi môn thi. Đặc biệt, có thí sinh được nâng điểm 3 môn với tổng số 26,45 điểm; bài thi Hóa học của một thí sinh được nâng đến 9,25 điểm.

Khởi tố những bị can liên quan

Tại Hà Giang

Ngày 8-4-2019, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hà Giang ra quyết định khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 3 bị can trong vụ án gian lận trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2018 tại tỉnh này.

Trong đó bị can Triệu Thị Chính (SN 1968) – Phó GĐ Sở GD&ĐT, Phó Chủ tịch Hội đồng, Trưởng Ban chấm thi của Hội đồng thi THPT quốc gia 2018 tỉnh Hà Giang được xác định là người trực tiếp điều hành tổ xử lý bài thi trắc nghiệm.

Bị can Triệu Thị Chính (trái) và bị can Phạm Văn Khuông

Bị can Triệu Thị Chính (trái) và bị can Phạm Văn Khuông

Bà Chính và hai bị can khác gồm: Phạm Văn Khuông (SN 1959) - Phó GĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang và bị can Lê Thị Dung (SN 1969) - Phó Đội trưởng Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ (Công an tỉnh Hà Giang) cùng bị khởi tố để điều tra về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”, quy định tại điều 358 Bộ Luật Hình sự.

Tại Sơn La

Sáng ngày 24-5-2019, trao đổi với phóng viên, Đại tá Vì Quyền Chứ - Phó Giám đốc Công an tỉnh Sơn La cho biết, Công an tỉnh Sơn La vừa chuyển hồ sơ vụ án gian lận thi cử THPTQG 2018 đến Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đề nghị truy tố 8 bị can về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Trong số 8 bị can, đáng chú ý nhất là ông Trần Xuân Yến, khi bị khởi tố là Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La phụ trách việc tổ chức kỳ thi THPTQG năm 2018 tại tỉnh Sơn La, cũng là người có chức vụ, quyền hạn lớn nhất trong vụ án này tính đến nay.

Ông Trần Xuân Yến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La (áo trắng), nghe tống đạt quyết định khởi tố bị can.

7 người khác gồm ông Lò Văn Huynh (trưởng Phòng khảo thí và quản lý chất lượng của sở), bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (phó trưởng Phòng khảo thí và quản lý chất lượng), bà Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên Phòng khảo thí và quản lý chất lượng), bà Cầm Thị Bun Sọn (phó trưởng Phòng chính trị - tư tưởng của sở), ông Đặng Văn Thủy (Phó hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu, TP Sơn La), ông Đỗ Khắc Hưng (nguyên trung tá, Phòng an ninh chính trị nội bộ công an tỉnh), ông Đinh Hải Sơn (nguyên thiếu tá, Phòng an ninh chính trị nội bộ).

Cả 8 bị can trên bị cơ quan điều tra đề nghị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Điều 356 Bộ luật hình sự năm 2015.

Tại Hòa Bình

Minh Trang (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/phap-luat/nhin-lai-qua-trinh-gian-lan-thi-cu-bi-phat-hien-va-cai-gia-phai-tra/812034.antd