Nhìn lại những mốc khó quên cuộc khủng hoảng tài chính 10 năm trước

Đã 10 năm trôi qua kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 làm thay đổi cục diện hệ thống ngân hàng Mỹ, và cũng là một trong những giai đoạn đáng nhớ nhất trong lịch sử tài chính thế giới.

Khủng hoảng tài chính 2008 bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu. Ngày 2/1/2008, lần đầu tiên trong lịch sử, giá dầu thế giới đạt ngưỡng 100 USD/thùng, tăng gấp đôi tính từ tháng 1/2007 và tăng gấp bốn kể từ năm 2002. Ảnh: Live Trading News.

Đến tháng 7/2008, giá dầu chạm mức lịch sử 147,27 USD/thùng, để rồi sau đó rớt một mạch hơn 100 USD/thùng, tương đương mức giảm hơn 70%, trong vòng có 4 tháng, về ngưỡng 40 USD/thùng. Ảnh: Pakistan Today.

Tháng 9/2008, chỉ trong vòng mấy ngày, ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 nước Mỹ Lehman Brothers nộp đơn xin phá sản. Đây cũng là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng nước Mỹ. Ảnh: Bilyonaryo.

Lo sợ số phận tương tự Lehman Brothers, Merrill Lynch phải bán mình cho Bank of America với giá 50 tỷ USD. Ảnh: The Financial Express.

Nhiều ngân hàng khác cũng lâm vào cảnh nguy khốn, kể cả Morgan Stanley, Goldman Sachs, Citigroup...Ảnh: NPR.

Để cứu hãng bảo hiểm khổng lồ AIG khỏi nguy cơ phá sản, ngày 17/9/2008, Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi 85 tỷ USD. Ảnh: BI.

Mùa thu năm 2008, một số ngân hàng lớn lâu đời như Wachovia và Washington Mutual biến mất do bị các ngân hàng khác thâu tóm với mức giá rẻ mạt. Ảnh: Wiki.

Sau khi Quốc hội Mỹ từ chối thông qua đạo luật giải cứu thị trường tài chính, ngày 30/9/2008 trở thành ngày sụt giảm mạnh nhất trong lịch sử phố Wall, với việc chỉ số Dow Jones giảm gần 778 điểm. Ảnh: Reporter.

Với mức sụt giảm đó, các nhà đầu tư phải chịu thiệt hại tính theo giá trị thị trường lên tới xấp xỉ 1.200 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử con số thiệt hại trong một phiên vượt quá 1.000 tỷ USD. Ảnh: Sputnik.

Cuộc khủng hoảng kinh tế lan rộng toàn cầu khiến Chính phủ Anh tung 88 tỷ USD để cứu hệ thống ngân hàng. Ảnh: The Independent.

Khi khủng hoảng kinh tế năm 2008 nổ ra, Iceland là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vào thời điểm đó. Ảnh: Wiki.

Hệ thống ngân hàng Iceland đã sụp đổ ngay trong những ngày đầu khủng hoảng. Khi tuyên bố phá sản, các ngân hàng Iceland nợ tổng cộng 85 tỷ USD - lớn gấp đôi so với vụ vỡ nợ 40 tỷ USD của Nga năm 1998. Ảnh: Nyt.

Ngày 27/10/2008, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) quyết định bơm tiền hỗ trợ nhiều nền kinh tế như Ukraine, Hungary, Belarus và Pakistan. Ảnh: Youtube.

Ngày 9/11/2008, Chính phủ Trung Quốc công bố gói giải pháp kinh tế trị giá 586 tỷ USD nhằm ngăn chặn tác động của khủng hoảng tài chính. Ảnh: Daily Express.

Từ tháng 11/2008 đến mùa xuân 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hoành hành gây thất nghiệp tràn lan. Ảnh: Career Trend.

Video: Toàn cảnh khủng hoảng tài chính Mỹ. Nguồn: Youtube.

Hoàng Minh (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kinh-doanh/nhin-lai-nhung-moc-kho-quen-cuoc-khung-hoang-tai-chinh-10-nam-truoc-1109913.html