Nhìn giống hoa bèo tây nhưng nhụy của loài hoa này lên đến hàng trăm triệu

Nhìn qua cực giống hoa bèo tây của Việt Nam nhưng nhụy hoa nghệ tây (saffron) lại có giá gần nửa tỉ đồng cho 1kg vì ngoài tác dụng làm đẹp, làm gia vị thì nó còn có tác dụng chữa bệnh.

Nhìn qua cực giống hoa bèo tây của Việt Nam nhưng nhụy hoa nghệ tây (saffron) lại có giá gần nửa tỉ đồng cho 1kg vì ngoài tác dụng làm đẹp, làm gia vị thì nó còn có tác dụng chữa bệnh.

Loài hoa có giá đắt hơn vàng

Nghệ tây là loại cây được trồng lâu đời có nguồn gốc ở Tây Á và Địa Trung Hải, hiện được trồng nhiều ở Iran, Hy Lạp, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ.

Nghệ tây là một loài thực vật thuộc họ diên vĩ, thường trổ hoa vào mùa thu, đóa có nhụy đỏ sẫm.

Nghệ tây là một loài thực vật thuộc họ diên vĩ, thường trổ hoa vào mùa thu, đóa có nhụy đỏ sẫm.

Phần nhụy hoa nghệ tây được thu hái tỉ mỉ để tạo thành thứ gia vị (saffron) quý hiếm và đắt đỏ nhất thế giới, được phong là hoàng đế của các loại gia vị.

Tại Việt Nam, nhụy hoa nghệ tây thường có giá từ 350 - 400 triệu đồng/kg, loại thượng hạng có giá gần 700 triệu đồng/kg.

Nghệ tây có danh pháp khoa học là Crocus sativus, đây là loài thực vật thuộc họ diên vĩ. Gia vị làm từ nhụy hoa nghệ tây được gọi là saffron. Saffron nằm trong nhóm các gia vị đắt nhất thế giới. Hoa nghệ tây thường được trồng tại Hy Lạp và các nước Tây Nam Á như Iran, Ấn Độ...

Hoa nghệ tây nở sau mùa lạnh, từ mặt đất nhô lên khi trời bắt đầu ấm, đội cả tuyết vừa mới bắt đầu tan. Một số nhà nghiên cứu cho rằng loài hoa bé nhỏ duyên dáng này báo hiệu xuân về.

Việc sử dụng nghệ tây xuất hiện từ bình minh của lịch sử nhân loại. Ở tây bắc Iran, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy các hang động với hình ảnh 50.000 năm tuổi có chứa các chất màu son của nhụy hoa nghệ tây.

Từ xa xưa, người Ả rập dùng hoa nghệ tây để trang điểm mí mắt và sơn móng tay; các anh hùng cũng dùng để nhuộm áo của họ, tượng trưng cho sự vẻ vang, vinh quang.

Hiện tại, Iran được coi là thủ phủ của nghệ tây khi chiếm tới 90% sản lượng saffron trên toàn thế giới. Quốc gia này trồng nghệ tây từ 3.000 năm trước.

Vào thế kỷ VIII, người Hồi giáo mang thứ gia vị này đến Tây Ban Nha và nó được sử dụng trong các món ăn cao cấp cho đến nay. Trong thời Phục hưng, nhụy hoa nghệ tây thực sự có giá trị ngang bằng vàng.

Cách sử dụng phổ biến nhất của nhụy hoa nghệ tây là pha trà uống trực tiếp, dùng làm gia vị chế biến món ăn, xay thành bột đắp mặt nạ…

Nhìn hơi giống hoa bèo tây của Việt Nam nhưng giá của nhụy hoa nghệ tây thì đắt khủng khiếp.

Vì sao nghệ tây lại có giá đắt đỏ?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhụy hoa nghệ tây được mệnh danh là “vàng đỏ” bởi mức giá cao, quý hiếm và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, làm đẹp.

Từ xa xưa, chỉ có giới thượng lưu mới có điều kiện dùng saffron và nay thứ gia vị này vẫn siêu đắt do sự quý hiếm.

Gia vị làm từ nhụy hoa nghệ tây được gọi là saffron. Saffron được mệnh danh là "vàng đỏ" hay "hoàng đế" của các loại gia vị khi xếp vào hàng những loại gia vị đắt đỏ nhất thế giới với một vị đắng đặc trưng.

Nhụy vàng của hoa nghệ tây thu hoạch thủ công bằng tay vào mùa thu. Để có 1kg nhụy cần khoảng 170.000 bông hoa (68kg) và trên 40 giờ làm. Mỗi cây nghệ tây chỉ cho ra 3-4 hoa, mỗi hoa chỉ có 3 nhụy, nên 1 cây nghệ tây chỉ thu được 9-12 sợi nhụy.

Saffron được thu hoạch từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11. Nhụy hoa được phơi khô đến một mức độ nhất định. Gia vị saffron sẽ được tạo thành với một vị đắng đặc trưng. Sau khi khô, nhụy hoa co lại còn khoảng 1/3 so với hoa tươi. Để có 1 kg saffron người ta cần đến 200.000 bông hoa.

Hoa nghệ tây là thực vật vô tính đơn hình về mặt di truyền, không thể tự sinh sản nên từ khâu chọn giống và gieo trồng phải làm hoàn toàn thủ công bằng tay.

Một phần nguyên nhân nữa khiến giá thành của saffron đắt đỏ là do mọi quy trình thu hoạch đều phải làm bằng tay.

Saffron vừa được dùng như một loại thảo dược và vừa có công dụng như một loại gia vị, nó tạo cho thực phẩm một màu vàng cam rực rỡ dù dùng lượng rất nhỏ. Không những màu sắc mà hương vị saffron cũng thuộc vào loại hảo hạng. Saffron được sử dụng rộng rãi trong các nền ẩm thực như Ấn Độ, Ba Tư, châu Âu, Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ. Các loại bánh kẹo và rượu cũng thường có saffron.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng saffron có những công dụng tuyệt vời như giúp tăng cường trí nhớ, giảm đầy hơi và ngăn chặn đau bụng, trị mất ngủ, điều trị sỏi thận và loét dạ dày, giảm lượng cholesterol, giảm huyết áp cao, hỗ trợ điều trị hen suyễn, chống lão hóa…

Nhụy hoa nghệ tây có chứa nhiều flavonoid, vitamin và apocarotenoid nên cả y học cổ truyền và y học hiện đại đều sử dụng với tác dụng an thần, trừ đờm, kích thích tình dục, trị những bệnh như tiêu chảy, tổn thương tim...

Ngoài ra, nó còn có rất nhiều công dụng đặc biệt hữu ích dành cho phái đẹp như chống oxy hóa, điều hòa khí huyết, giảm sắc tố và làm sáng da, giúp thúc đẩy sự trao đổi chất của cơ thể, dưỡng nhan và làm giảm khô da, ngăn chặn rụng tóc,... Bởi vậy mà các chị em đua nhau săn lùng và không tiếc tiền "đầu tư" về để làm đẹp.

Y học hiện đại cũng thừa nhận saffron là một chất chống oxy hóa mạnh có thể làm giảm đau và viêm.

Việc thu hoạch cần phải được thực hiện nhanh chóng khi có ánh nắng mặt trời vì sau khi nở vào lúc bình minh, hoa sẽ héo rất nhanh khi hết ngày.

Tinh dầu nghệ tây với hơn 150 chất thơm dễ bay hơi, trong đó thành phần chính là safranal (mùi thơm), picrocrocin (vị đắng) và crocin (màu sắc) cùng với các carotenoid và terpen khác có tính kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa là một trong những loại tinh dầu có tác dụng tốt dùng để bảo quản thực phẩm.

Các bộ phận của nghệ tây như nhụy hoa, lá, củ, cánh hoa cũng có chứa các hoạt chất chống oxy hóa (phenol, flavonoid và carotenoid), tuy nhiên ở nhụy hoa là cao nhất.

Để có 1 kg saffron người ta cần đến 200.000 bông hoa và giá cho một kg nằm vào khoảng 7.000-25.000 Euro (tương đương 188- 672 triệu đồng) tùy loại.

Dù chưa đánh giá được toàn diện các tính năng ưu việt của nhụy hoa nghệ tây, nhưng thảo dược nào, dù tốt đến đâu cũng cần được sử dụng hợp lý, liều lượng phù hợp với thể trạng riêng của từng người.

(Theo GiadinhNet)

Nguồn VietnamNet: http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/nhin-giong-hoa-beo-tay-nhung-nhuy-cua-loai-hoa-nay-len-den-hang-tram-trieu-486162.html