Nhịn ăn giảm cân tưởng không sao, ai ngờ cơ quan này chịu ảnh hưởng nhiều nhất gây bệnh trầm trọng

Dinh dưỡng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tim mạch. Tuy nhiên, cơ thể thiếu chất, mất nước lại là yếu tố thúc đẩy căn bệnh này phát triển.

Cô gái Charlotte Tomkinson - sống ở Brackley, Northants (Anh) – luôn bị ám ảnh về thân hình mảnh mai kể lại rằng việc giảm cân đã khiến cô suýt giết chết chính mình! Nguyên nhân là Charlotte Tomkinson đã quá cố gắng khi thực hiện chế độ tập thể dục và ăn uống giảm cân ngay lập tức. Cô tăng từ việc đi bộ 15 phút một ngày lên 6 giờ/ ngày chỉ sau vài tuần. Thậm chí, cô còn đi bộ vào ban đêm để cha mẹ không biết. Charlotte tính toán từng calories ăn vào và luôn ăn ít hơn ngày hôm trước với thực đơn chỉ có trà xanh và táo.

Cho đến một ngày, cô đột nhiên ngất xỉu khi đang đánh răng trong phòng tắm. Tại bệnh viện, bác sĩ kết luận cô bị trụy tim. Sau việc này, cô đã cố gắng phục hồi cân nặng trở lại vì một lý do duy nhất: “muốn sống!”.

Nhịn ăn và sức khỏe tim mạch

Nếu thực hiện chế độ ăn không tinh bột trong khoảng 14-15 ngày có thể khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ảnh hưởng đến tim mạch. Hay chất dinh dưỡng nếu được đưa vào vượt quá nhu cầu của cơ thể sẽ dẫn tới tình trạng tích mỡ thừa, gây ra béo phì. Do đó, việc giảm béo phải đi từ cơ bản: kiểm soát dinh dưỡng đưa vào để không dư thừa, hoặc tăng lượng vận động để tăng tiêu hao.

Dinh dưỡng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tim mạch. Tuy nhiên, cơ thể thiếu chất, mất nước lại là yếu tố thúc đẩy căn bệnh này phát triển. Một số thuốc giảm béo thực chất không làm tiêu hao mỡ thừa mà chỉ “rút nước” trong cơ thể. Cơ chế giảm cân của các loại thuốc này giống với mất nước và điện giải do tiêu chảy khiến cơ thể rã rời, cơ thể mệt mỏi… Đó là chưa kể đến thành phần của thuốc có chứa những chất gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

Ngọc Huyền

Nguồn Em Đẹp: https://emdep.vn/song-khoe/nhin-an-giam-can-tuong-khong-sao-ai-ngo-co-quan-nay-chiu-anh-huong-nhieu-nhat-gay-benh-tram-trong-20201021110841378.htm