Nhiều tuyến đường cần nâng cấp nhưng không có nguồn lực

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Trong nội dung trả lời chất vấn, việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho các tuyến đường được đặc biệt quan tâm.

Liên quan mở rộng quốc hộ 1A cũng như đường gom Pháp Vân - Cầu Giẽ, và đường trên cao TP Hà Nội. Chúng tôi thấy, cả 3 công trình là hết sức bức xúc bởi vì Hà Nội có tốc độ phát triển kinh tế cao, lượng xe tăng nhanh. Các tỉnh đi vào Hà Nội đều đi theo cửa ngõ. Theo phân cấp trên địa bàn thủ đô, TP Hà Nội sẽ chủ động xây dựng các dự án để triển khai đầu tư. Về góc độ Bộ, chúng tôi ủng hộ những dự án giao thông các địa phương triển khai trong đó có Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Nguyễn Văn Thể trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Nguyễn Văn Thể trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Với những dự án chỉ định thầu, ví dụ, dự án Quốc lộ 1 đường Hồ Chí Minh trong Tây Nguyên, dự án BOT, trong thời gian qua, khi đấu thầu không thành công, chúng ta xin chủ trương của Chính phủ, khi Chính phủ đồng ý, chỉ định thầu thực hiện đúng quy định, chứng minh hồ sơ năng lực. Trong thời gian vừa qua, chúng tôi có một số giải pháp liên quan nhà thầu chỉ định thầu, khi chỉ định có hồ sơ như hồ sơ chỉ định thầu, mặc dù không tổ chức đấu thầu. Do đó, hoàn toàn có thể xử lý doanh nghiệp chậm tiến độ. Cụ thể, trong năm vừa qua, chúng tôi xếp hạng doanh nghiệp tham gia ngành giao thông, để xếp ra loại tốt và kém. Đối với loại kém thì thì hạn chế trong quá trình xét thầu, kể cả chấm điểm, đối với nhà thầu yếu kém không được tham gia gói thầu. Nếu phát hiện doanh nghiệp làm sai quy định, không dảm bảo chất lượng thì xử lý theo quy định pháp luật. Không chỉ ngành giao thông mà các ngành cần phối hợp để xử lý những doanh nghiệp không làm đúng.

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng rất nhạy cảm, đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng biến đổi khí hậu. Không chỉ giao thông mà các ngành và cả Thủ tướng có chủ trương phát triển vùng này. Thời gian tới, bộ Giao thông Vận tải sẽ tham mưu Chính phủ, Quốc hội, dành nguồn lực xứng đáng triển khai tốt nghị quyết 120 với vùng này. Vùng này trong vài chục năm tới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, nước biển dâng, úng ngập.... Riêng đối với giao thông, khi đầu tư dự án lớn, phải tính toán đến biến đổi khí khậu, để đảm bảo phục vụ tốt hơn. Đồng thời, hình thành cảng nằm nước sâu để có đầu ra. Trước mắt sử dụng nguồn duy tu bảo trì đường bộ trong khi vốn ngân sách đã hết toàn bộ. Chúng tôi đầu tư sử đổi nâng cấp, đầu tư vốn hạ tầng giao thông đang có. Tạo điều kiện hoạt động vận tải cho vùng này. Nhưng về lâu dài cần những giải pháp căn cơ, kể cả đối với đường sắt TP Hồ CHí Minh, Cần Thơ, để phát triển bền vững.

Đường Hồ Chí Minh hiện nay thực hiện theo Nghị quyết 66 của Quốc hội, Chính phủ nỗ lực triển khai nhiều đoạn đường Hồ Chí Minh. Nhưng thời gian vừa qua đường Hồ Chí Minh còn qua điểm nghẽn, ở khu vực Tuyên Quang, Bắc Cạn, Khu vực Miền Đông Nam Bộ, Bình Phước, Miền Tây Nam Bộ, Kiên Giang, Cà Mau, 3 đoạn này chưa hoàn thiện theo Nghị quyết 66 của Quốc hội. Có nghĩa làm làm thông tuyến đến năm 2020, đang trình Quốc hội gói tín dụng 200 tỷ để chuẩn bị phương án đầu tư trong giai đoạn này. Cố gắng bố trí vốn trong nhiệm kỳ mới thực hiện theo quyết định 66 của Quốc hội. Chúng tôi đồng thuận với ý kiến của đại biểu Quốc hội là phải thông xe từ bắc vào nam thì mới phát huy được hiệu quả của cả đường Hồ Chí Minh.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang tại phiên chất vấn. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Quốc lộ 1 và vùng ven biển, hiện nay chúng ta đang đầu tư mở rộng nâng cấp quốc lộ 24, 25, cùng với quốc lộ 19 sử dụng vốn ADB cũng đang triển khai. 3 công trình nếu hoàn thành, những tuyến này sẽ nối khu vực phát triển một cách bền vững. Về đường sắt cũng cần để vận chuyển hàng hóa từ Tây Nguyên ra các cảng biển, nhất là hàng như gỗ, nông lâm sản, nhưng đầu tư đường sắt kinh phí lớn hiện nay chúng ta tập trung đường sắt Bắc Nam. Chúng tôi ủng hộ ý kiến đại biểu nhưng nguồn lực có hạn, khi Quốc hội biểu quyết thì chúng ta xây dựng đường sắt kết nối giữa Tây Nguyên và Bà Rịa, Vũng Tàu.

Quốc lộ 62 là quốc lộ trọng điểm của khu vực Đồng Tháp Mười, kết nối Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp và kết nối với phía bạn Camphuchia. Đây là tuyến đường không chỉ đảm bảo phát triển kinh tế xã hội mà còn đảm bảo quốc phòng, an ninh. Nguồn lực chúng ta hiện nay hạn chế, nhu cầu lớn, chúng tôi vừa hoàn thành Đề án xem xét công tác quản lý di tu sửa chữa đường bộ. Hiện nay, cả nước có 24.600km đường quốc lộ, thì thống kê lại còn 15.150 km đã đến giai đoạn trung tu đại tú, gần 10.000km là trung tu, Hơn 5.000 km là đại tu. Chúng phải nâng cấp sửa chữa nhưng không có nguồn lực, trong đó có quốc lộ 62.

Tôi đề nghị đoàn đại biểu quốc hội , chính quyền địa phường cùng bộ ngành tham mưu chính phủ quốc hội, cố gắng bổ sung nguồn lực đồng bằng Sông Cửu Long cho bộ ngành, đang có nhiều ý kiến liên quan vùng này. Nhận định hệ thống vùng này đang yếu kém và không đáp ứng được vùng trọng điểm về an ninh lương thực.

Theo TTXVN

Nguồn ĐS&PL: https://doisongphapluat.com/tin-tuc/tin-trong-nuoc/nhieu-tuyen-duong-can-nang-cap-nhung-khong-co-nguon-luc-a278570.html