Nhiều tư liệu quý chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa

Nghị định số 4702-CP ngày 21/12/1933 của Thống đốc Nam Kỳ Krautheimer sát nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, nhóm hai đảo (Song Tử Đông, Song Tư Tây), Loại ta, Thị Tú và các đảo phụ thuộc các đảo này vào tỉnh Bà Rịa (Bulletin Administratif de Cochinchine, số 1, 1934).

 Nghị định số 4702-CP ngày 21/12/1933 của Thống đốc Nam Kỳ Krautheimer sát nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, nhóm hai đảo (Song Tử Đông, Song Tư Tây), Loại ta, Thị Tú và các đảo phụ thuộc các đảo này vào tỉnh Bà Rịa (Bulletin Administratif de Cochinchine, số 1, 1934).

Nghị định số 4702-CP ngày 21/12/1933 của Thống đốc Nam Kỳ Krautheimer sát nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, nhóm hai đảo (Song Tử Đông, Song Tư Tây), Loại ta, Thị Tú và các đảo phụ thuộc các đảo này vào tỉnh Bà Rịa (Bulletin Administratif de Cochinchine, số 1, 1934).

Quần đảo Trường Sa gồm nhiều đảo đá san hô nhỏ ở Biển Đông. Theo Nghị định số 4702-CP ngày 21/12/1933 của Thống đốc Nam Kỳ thì quần đảo Trường Sa và các đảo phụ thuộc sát nhập vào tỉnh Bà Rịa.

Trước đó hàng trăm năm, từ thế kỷ XVII, khi hai quần đảo chưa hề thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào. Từ đó Việt Nam đã thực hiện việc xác lập và thực thi chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách liên tục và hòa bình.

Các tư liệu và chính sử từ trước đến nay, cho dù đã thất lạc đi nhiều nhưng vẫn đủ cơ sở để chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (thế kỷ XVII)

Đây là bản đồ vùng Quảng Ngãi, trong tập bản đồ Việt Nam Đỗ Bá soạn vẽ vào giữa thế kỷ XVII. Trong lời chú giải bên trên bản đồ có nói rõ việc khai thác “Bãi Cát Vàng” của Chúa Nguyễn. (Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (thế kỷ XVII)

II. Phủ Biên Tạp Lục 1776 (Lê Quý Đôn)

“Phủ Biên tạp Lục” là cuốn sách do Lê Quý Đôn (1726-1784), một nhà bác học Việt Nam, biên soạn năm 1776. Lê Quý Đôn mô tả tỉ mỉ tình hình địa lý, tài nguyên ở Hoàng Sa và Trường Sa và công việc khai thác của Chúa Nguyễn đối với hai quần đảo này.

Đại Nam Nhất Thống toàn đồ (1838)

Bản đồ nước Việt Nam thời Nguyễn vẽ khoảng năm 1838. Trên bản đồ có ghi hai tên “Hoàng Sa” và “Vạn Lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam.

“Đại Nam Thực Lục Chính Biên” (1848)

Đại Nam Thực Lục Chính Biên” là bộ sử ký do Quốc sử quán triều đình nhà Nguyễn soạn viết về các đời vua nhà Nguyễn. Phần viết về các đời vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị được soạn xong năm 1848, ghi sự kiện Gia Long chiếm các đảo Hoàng Sa năm 1816, sự kiện Minh Mệnh cho xây miếu, dựng bia trồng cây, đo đạc, vẽ bản đồ các đảo này.

Đại Nam Nhất Thống Chí từ năm 1865 đến 1910

“Đại Nam Nhất Thống Chí” là sách địa lý chính thức của triều đình nhà Nguyễn do Quốc sử quán biên soạn từ năm 1865 đến 1910. Phần nói về tỉnh Quảng Ngãi, lại xác định Hoàng Sa thuộc địa phận tỉnh Quảng Ngãi và công việc khai thác Hoàng Sa vẫn tiếp tục, việc quản lý được tăng cường dưới các đời vua Gia Long và Minh Mệnh.

Tờ lệnh Ngày 15 tháng 4 năm Minh Mệnh thứ 15 (1834)

Tờ lệnh Ngày 15 tháng 4 năm Minh Mệnh thứ 15 (1834) của quan Bố chánh, Án sát tỉnh Quảng Ngãigồm có bốn trang, mỗi trang dài 36cm, rộng 24cm.

Tờ lệnh chứa đựng nhiều thông tin quý, góp thêm một bằng chứng rằng đã từ lâu (từ trước năm 1834) Hoàng Sa đã thuộc phạm vi cai quản của Việt Nam. Tờ lệnh nêu rõ danh tính, quê quán của từng binh thuyền vâng mệnh triều đình đi lính Hoàng Sa không chỉ riêng ở huyện đảo Lý Sơn mà còn ở các vùng quê ven biển khác tại Quảng Ngãi

Tờ lệnh còn xác thực thêm những thông tin ghi chép trong các bộ chính sử của triều Nguyễn về ông Võ Văn Hùng, là người có công đi Hoàng Sa trong nhiều năm. Văn bản còn thể hiện về cách thức tổ chức của đội Hoàng Sa, thủy quân Hoàng Sa, phiên chế, cách tuyển chọn, thời gian xuất hành…

Tờ lệnh này đã bổ sung vào kho tư liệu lịch sử, pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và kết nối logic với hệ thống tư liệu quý cùng nhiều di tích liên quan đến hải đội Hoàng Sa, quần thể mộ lính Hoàng Sa, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa… chứng tỏ từ nhiều thế kỷ trước tổ tiên người Việt Nam đã giong thuyền ra Biển Đông để cắm bia khẳng định chủ quyền và bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.Hiện văn bản này lưu giữ tại Ủy ban Biên giới quốc gia.

Tường Vân

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/nhieu-tu-lieu-quy-chung-minh-chu-quyen-cua-viet-nam-tren-quan-dao-truong-sa-82850.html