Nhiều tiết lộ mới về hành tinh lùn Ceres gây thích thú

Ceres là một hành tinh lùn có một phần nằm bên trong của hệ mặt trời, phần còn lại nằm ở mép ngoài trong vành đai Kuiper. Tuy là hành tinh nhỏ nhưng lại là hành tinh ẩn chứa nhiều bí mật thú vị.

Như chúng ta biết, hầu hết các tiểu hành tinh được làm bằng đá, nhưng các nghiên cứu về hành tinh lùn Ceres đã khám phá ra điều vô cùng bất ngờ là Ceres có thể chứa nước trên bề mặt.

Hầu hết bề mặt hành tinh Ceres là một màu xám xỉn. Quan sát quang phổ từ Ceres đã cho thấy sự hiện diện của một dạng vật liệu như than gọi là carbon graphitized.

 Nguồn ảnh: Space.

Nguồn ảnh: Space.

Amanda Hendrix, một nhà khoa học cao cấp tại Viện Khoa học Hành tinh ở Arizona nói với Space.com: “Vật liệu này chưa phát triển thành một loại than chì hoàn chỉnh nhưng cũng sắp rồi”.

Một số nghiên cứu gần đây cho đã tìm thấy dấu hiệu sinh học của magnesium sulfate ngậm nước, cùng một chất tạo nên muối Epsom trên Trái đất, cùng natri cacbonat. Những phát hiện này cung cấp những hiểu biết quan trọng liên quan tới nguồn gốc hình thành của hành tinh lùn.

Mời quý vị xem video: 10 hành tinh bí ẩn và kỳ lạ nhất trong vũ trụ

Thú vị hơn nữa, bề mặt Ceres có mật độ vật liệu đạt 2,09 gram mỗi cm khối, các nhà khoa học hàng đầu kết luận khoảng một phần tư trọng lượng của mỗi vật liệu này là nước.

Điều này cho thấy hành tinh lùn từng nhiều nước ngọt hơn Trái đất. Điều này có thể cho thấy Ceres từng có một đại dương lỏng hoặc đang che giấu một đại dương nào đó chúng ta chưa thể khám phá.

Huỳnh Dũng (theo Space)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/nhieu-tiet-lo-moi-ve-hanh-tinh-lun-ceres-gay-thich-thu-1062296.html