Nhiều tác phẩm chất lượng tốt

Trước thềm Lễ trao Giải báo chí về Đồng bằng sông Cửu Long năm 2018, Tạp chí Người Làm Báo đã ghi lại ý kiến của TS. Trần Bá Dung - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, một trong những thành viên chấm chung khảo giải báo chí năm nay.

TS. Trần Bá Dung - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam

Giải năm nay thu hút nhiều tác phẩm chất lượng tốt trong số hơn 300 tác phẩm dự giải, rõ nhất ở các tác phẩm báo in và truyền hình. Các báo, đài trung ương (Báo Nhân Dân, QĐND, VOV, VTV, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Đài tiếng nói Nhân dân TP. HCM, Thanh Niên, Người lao động, Pháp luật và xã hội... ) gửi nhiều tác phẩm dự giải và tất cả các báo, đài của 13 tỉnh/thành khu vực ĐBSCL đều gửi tác phẩm dự giải.

Hơn 100 tác phẩm truyền hình tập trung phản ánh đúng chủ đề của giải. Gần 200 tác phẩm báo in cũng là bức tranh khá toàn diện về kinh tế - xã hội - văn hóa khu vực. Đó là điều đáng mừng của một cuộc thi.

Nhiều Phóng sự, Phim tài liệu khắc họa những đổi thay lớn trong sản xuất nông nghiệp và vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn của khu vực: Nông sản ĐBSCL vươn ra thị trường thế giới; Hồng Dân vững tin mục tiêu giảm nghèo; HTX nông nghiệp - điểm tựa của nông dân; Chuyện của nông dân thông minh; Hành trình xây dựng chuỗi giá trị cho hạt gạo; Sóc Trăng chuyển mình sau 3 năm xây dựng nông thôn mới; Kinh tế hợp tác - bệ đỡ giúp nông dân làm giàu từ nông nghiệp; Vị ngọt của đất phèn; Tôm lúa hướng đi bền vững; những đổi thay ở xã đảo Thổ Châu - Phú Quốc, Kiên Giang (Truyền hình); Thay đổi lớn trên những cánh đồng, khoa học đi trước, nông dân tiếp bước sáng tạo; Hòn Đất trên đà phát triển với việc phát huy thế mạnh nông nghiệp; Vĩnh Thuận: Xây dựng thương hiệu tôm càng xanh; Mở hướng ra bền vững cho nông sản đồng bằng; Bạc Liêu nỗ lực tạo đột phá mới từ kinh tế biển; Hiện đại hóa nghề khai thác biển; Phát triển thương hiệu du lịch Bến Tre (Báo in) v.v..

Phát hiện nhiều mô hình như: Nhóm đồng quản lý nghề cá ven bờ; mô hình “Biến rác thành tiền giúp bệnh nhân nghèo” ở huyện Mang Thít; Mô hình 5+1 của cựu chiến binh Bến Tre (5 người giúp 1 người thoát nghèo); mô hình Hội quán nông dân ở Đồng Tháp;

Logistics ĐBSCL. Ảnh: TL

Những mâu thuẫn cần được quan tâm giải quyết trong công cuộc phát triển ĐBSCL đã được nhiều báo, đài đề cập: Logistics ĐBSCL - trăn trở nguồn nhân lực; Nông sản mất giá và câu chuyện kinh tế nông nghiệp; Nước ngầm ở ĐBSCL; Khai thác tài nguyên nước lợ; Khởi nghiệp dễ hay khó? Giải pháp xanh chống sạt lở (Truyền hình); Vấn đề xây dựng giá trị thương hiệu gạo Việt Nam; Xây dựng nền nông nghiệp “lương thiện”; Hiến kế phát triển bền vững cho vựa lúa; Để nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát huy lợi thế; Sản xuất nông nghiệp thời biến đổi khí hậu; Lai tạo giống lúa thích ứng biến đổi khí hậu: Nỗ lực và thách thức; “Chiếc thẻ vàng” và uy tín hải sản Việt; Tạo hệ sinh thái khởi nghiệp cho thanh niên; Chủ động ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0; Hướng mở cho sản xuất nông nghiệp hiện đại (Báo in),...

Đặc biệt, báo chí đã cảnh báo những vấn đề đang rất thời sự của ĐBSCL: Mong manh đê biển; Nuôi tôm siêu thâm canh - ô nhiễm siêu thâm niên; Nước mặn ngấp nghé chân rừng U Minh Hạ; Sạt lở bờ sông ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng nghiêm trọng - Thiên tai hay nhân tai?; Buôn lậu dầu xuyên biên giới; Chuyện mùa lũ; Hiểm họa từ xây cất nhà ven sông; Đất tặc lộng hành; Ứng phó sạt lở ĐBSCL; Thách thức đối với phát triển ĐBSCL; cả những chuyện mới phát sinh như Bán nhà tình nghĩa (Truyền hình); Các tỉnh phía Nam chủ động ứng phó biến đổi khí hậu; Tìm giải pháp chống sạt lở biển; Giải pháp minh bạch cho cây lúa; (Báo in).

Lớp học Cô Son. Ảnh: TL

Tác phẩm dự giải đã phát hiện nhiều tấm gương bình dị làm điều cao quý: Một đời cho sự nghiệp dạy chữ dân tộc Khmer (nhà giáo nhân dân Lâm ES); Hơn 40 năm lớp học Cô Son; Lâm Khem: Người truyền cảm hứng cho cộng đồng; Bí thư Sơn Bi: Tận tụy với đồng bào Khmer; Người của Đảng - Bạn của dân; Ông Tám lúa giống; Những người sống với dòng sông; Những đứa trẻ ở chùa; Ông “bụt” giữa đời thường; Chuyện ông phó chủ tịch xã ở vùng đồng bào dân tộc; Trăm năm vì một tiếng đờn; Người gieo chữ cho trẻ em nghèo, khuyết tật; Kênh Ông Kiệt; Chuyện Sáu Đức; Để cái chết phục vụ sự sống; Người phụ nữ Tây Đô; Mình không làm ai làm; Nơi tỏa sáng những tấm gương y đức... Những cán bộ thầm lặng với nghề thủy văn trên sông Hậu.

Nhiều tác phẩm ghi lại xúc động hình ảnh những chiến sĩ nơi đảo xa tiền tiêu Tổ quốc; những dấu chân cựu chiến binh nặng nghĩa tình đồng đội tháng ngày thầm lặng đi tìm hài cốt liệt sĩ - bạn chiến đấu năm xưa; trạm quân y - nghĩa tình nơi biên giới; những câu chuyện Nơi phên giậu Tổ quốc; Hũ gạo tình quân dân;

Khía cạnh văn hóa, bảo tồn hệ sinh thái đặc biệt của ĐBSCL cũng được đầu tư khai thác công phu, với nhiều loạt bài: RAMSA Cà Mau, loạt kí sự Láng lung giữa đồng bằng - về bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống ĐBSCL; Nhớ tuồng cổ Triều Châu; Thói quen đọc sách của giới trẻ ngày nay; Điệu hò sông nước Cần Thơ; Trăn trở những làng nghề ở Sóc Trăng; Bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết Khmer ở ĐBSCL,v.v..

Một giải báo chí khu vực thành công!

TS. Trần Bá Dung
(Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam)

Nguồn Người Làm Báo: http://nguoilambao.vn/nhieu-tac-pham-chat-luong-tot-n11530.html