Nhiều nước vẫn đổ xô mua tên lửa S-400, bất chấp Mỹ trừng phạt

Trước sức mạnh của hệ thống tên lửa phòng không S-400, nhiều quốc gia trên thế giới kể cả đồng minh của Mỹ cũng công khai muốn sở hữu vũ khí này.

Đài CNBC của Mỹ cho biết có hơn chục quốc gia đang khao khát sở hữu tên lửa phòng không S-400, một số quốc gia tiêu biểu có thể kể đến như Algeria, Ai Cập, Iraq, Morocco, Qatar, Ả Rập Saudi,...

Đài CNBC của Mỹ cho biết có hơn chục quốc gia đang khao khát sở hữu tên lửa phòng không S-400, một số quốc gia tiêu biểu có thể kể đến như Algeria, Ai Cập, Iraq, Morocco, Qatar, Ả Rập Saudi,...

Theo đài CNBC, nhiều quốc gia trong số này không muốn chờ đợi các rào cản pháp lý cũng như quy trình mua vũ khí phức tạp từ Mỹ. Trong khi đó S-400 ít bị hạn chế xuất khẩu hơn và Điện Kremlin sẵn sàng đẩy mạnh các thương vụ mua bán tên lửa S-400.

Một nguồn tin khác lưu ý hệ thống tên lửa đất đối không S-400 của Nga xét về khả năng đã mạnh hơn, so với hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tiên tiến nhất của Mỹ. "Không một hệ thống nào của Mỹ đủ khả năng bảo vệ các khoảng không gian dài và rộng như vậy" – nguồn tin nói với đài CNBC.

S-400 Triumf có tên mã định danh của NATO là SA-21 Growler, đây là hệ thống tên lửa phòng không di động chiến lược tầm cao chống khí cụ bay do phòng thiết kế tên lửa NPO Almaz thiết kế.

Đây là 1 phiên bản tên lửa thuộc họ tên lửa tầm cao S-300. S-400 là hệ thống phòng không đa năng có tầm bắn xa nhất thế giới cho tới khi hệ thống S-500 ra đời.

Trong quá trình phát triển, S-400 Triumf được gọi bằng tên định danh là S-300PMU3, về sau đổi thành S-400 vì cái tên này mang hàm ý quảng bá nhiều hơn. Sự khác biệt giữa S-400 với các phiên bản S-300 trước chủ yếu là những cải tiến sâu hơn về các thiết bị điện tử cùng với việc triển khai thêm bốn loại tên lửa mới cho hệ thống.

Điều này giúp người sử dụng có thể tùy chỉnh các tên lửa mang theo nhằm tăng khả năng tác chiến chống lại các thể loại mục tiêu nhất định. Phạm vi hoạt động của các loại tên lửa S-400 là từ 40–120 km với tên lửa 9M96, 250 km với tên lửa 48N6 và tới 400 km với tên lửa 40N6.

S-400 có nhiều khả năng hơn S-300. Nó có thể phát hiện mục tiêu cách xa 600 km và cao 40–50 km, có thể theo dõi đồng thời 300 mục tiêu. Gọi là hệ thống tên lửa tầm cao nhưng thực sự S-400 là một tổ hợp tên lửa đa tầm.

S-400 có thể hạ mục tiêu như máy bay ở độ cao 27 km cũng như các mục tiêu bay thấp cách mặt đất chỉ 5 đến10 m, đây là điều mà không 1 hệ thống tên lửa phòng không cùng thời của bất cứ quốc gia nào có thể thực hiện được.

S-400 có thể tiêu diệt khí cụ bay của đối phương trong khoảng cách tới 400 km và tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 60 km. So với hệ thống đối thủ MIM-104 Patriot PAC-3 của Mỹ, S-400 vượt trội về mọi thông số.

Thời gian triển khai chiến đấu nhanh hơn (5 phút so với 30 phút), tầm bắn xa hơn (400 km so với 240 km), số mục tiêu có thể theo dõi cao hơn (300 so với 100), cự lý phát hiện mục tiêu lớn hơn (600 km so với 350 km) cũng như có thể đánh chặn mục tiêu bay nhanh hơn (4,8 km/giây so với 2 km/giây).

Mặc dù vũ khí Nga thường được xem là rẻ hơn so với vũ khí Mỹ và không có rào cản đòi hỏi về chính trị. Nếu động thái trên xảy ra, Washington có thể công bố các biện pháp đáp trả dựa trên Đạo luật chống đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA), có hiệu lực vào năm 2017 nhằm trừng phạt Nga về cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc sau khi nước này mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga vào năm 2017 và các thiết bị liên quan đến hệ thống S-400 vào năm 2018.

Ngoài Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đạt được thỏa thuận mua S-400 từ Nga. Về trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ tỏ ra quan ngại vì Ankara là đồng minh NATO của Washington. Nhà chức trách Ả Rập Saudi cũng công khai đàm phán với Nga về kế hoạch mua hệ thống tên lửa này.

S-400 là hệ thống tên lửa di động thế hệ mới có thể mang 3 loại tên lửa khác nhau để phá hủy một loạt mục tiêu trên không, bao gồm máy bay do thám, máy bay ném bom tàng hình, tên lửa hành trình, vũ khí dẫn đường chính xác và một số tên lửa đạn đạo chiến thuật, từ tầm ngắn đến tầm siêu xa.

Hệ thống do Nga chế tạo cũng có khả năng phòng thủ chống lại một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái UAV, UCAV. S-400 luôn được giới phân tích xếp vào hàng những hệ thống phòng không mạnh nhất thế giới. Thậm chí, nhà báo người Đức Gernot Kramper từng ví hệ thống này là “cơn ác mộng” đối với NATO và Mỹ. Nguồn ảnh: Foxt.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nhieu-nuoc-van-do-xo-mua-ten-lua-s-400-bat-chap-my-trung-phat-1655787.html