Nhiều người dân chọn giá rẻ, lơ là khía cạnh an toàn khi mua thực phẩm

Yếu tố giá rẻ luôn nhận được sư quan tâm của người dân đó cũng là xu hướng ưu tiên trong lựa chọn thực phẩm; điều này có thể dẫn đến sự lơ là hoặc bỏ qua khía cạnh an toàn khi mua thực phẩm…

các chuyên gia trao đổi tại hội thảo “Tâm lý học và sự phát triển bền vững”

các chuyên gia trao đổi tại hội thảo “Tâm lý học và sự phát triển bền vững”

Đây là một kết quả trong nghiên cứu của GS.TS Trần Thị Minh Đức, Ths. Nguyễn Thị Diệu Linh (Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội) được chia sẻ tại hội thảo “Tâm lý học và sự phát triển bền vững” do Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam, Khoa Tâm lý – Giáo dục, Học viện Khoa học xã hội tổ chức hôm nay (25/11).

Nghiên cứu thực hiện điều tra 310 người dân ở Hà Nội và Vĩnh Phúc và kết quả cho thấy: Yếu tố giá rẻ luôn nhận được sư quan tâm của người dân đó cũng là xu hướng ưu tiên trong lựa chọn thực phẩm của đa số người dân được nghiên cứu. Điều này kèm đồng nghĩa với những thực phẩm kém chất lượng và không đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tiêu chí giá cả và giá rẻ như một trong những mỗi quan tâm khi mua thực phẩm của người dân. Hai tiêu chí đánh giá này phản ánh mức hiểu biết thấp về vấn đề an toàn thực phẩm. Điều này có thể dẫn đến sự lơ là hoặc bỏ qua khía cạnh an toàn khi mua thực phẩm của nhóm khách thể nghiên cứu.

Một số người dân ý sẵn sàng chi thêm tiền mua thực phẩm ở những địa điểm bán thực phẩm an toàn như siêu thị hoặc các của hàng bán thực phẩm sạch. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy số người lựa chọn thực phẩm an toàn vệ sinh với chất lượng tốt và giá thành đắt đỏ là không cao.

“Theo quan sát của chúng tôi ở các chợ, siêu thị, phần lớn người dân khi đi mua thực phẩm đều lựa chọn theo cảm tính hoặc đặt trọn niềm tin vào người bán hàng; hiếm khi mới bắt gặp một người đọc cẩn thận những thông tin in trên bao bì về hàm lượng chất của sản phẩm. Tóm lại, mức độ quan tâm tới sự an toàn khi mua thực phẩm của nhóm khách thể được nghiên cứu có điểm số ở mức nhận thức thấp nhất” – 2 tác giả cho hay.

Cũng theo nghiên cứu này, trong các dấu hiệu nhận biết về sự an toàn của thực phẩm thì dấu hiệu về thời hạn sử dụng của thực phẩm trên bao bì và thực phẩm xuất hiện nấm mốc được các khách thể nhận biết ở mức độ cao. Tuy nhiên, người dân ít quan tâm hơn cả đối với việc xem xét các nguyên liệu tạo nên thực phẩm.

Đáng lưu lý, hành vi xử lý thực phẩm kém an toàn của nhóm khách thể nghiên cứu bằng cách mang thực phẩm kém chất lượng đi cho người khác được thực hiện nhiều nhất.

Nghiên cứu của GS.TS Trần Thị Minh Đức, Ths. Nguyễn Thị Diệu Linh là một trong 98 báo cáo gửi đến hội thảo “Tâm lý học và sự phát triển bền vững”. Hội thảo chỉ ra những tác động của tâm lý học đến sự phát triển kinh tế - xã hội mang tính bền vững của đất nước; tập trung vào 4 chủ đề chính: Tâm lý học xã hội và sự phát triển bền vững; Tâm lý học ứng dụng và sự phát triển bền vững; Tâm lý thanh thiếu niên và sự phát triển bền vững; Tâm lý học đường và sự phát triển bền vững. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu lần thứ 2, Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam.

Theo

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/thoi-su/nhieu-nguoi-dan-chon-gia-re-lo-la-khia-canh-an-toan-khi-mua-thuc-pham-3965931-v.html