Nhiều khó khăn trong lộ trình giảm giá thịt lợn

Dù Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo, yêu cầu áp dụng các biện pháp giảm giá thịt lợn hơi về dưới 60.000 đồng/kg, song trên thị trường giá thịt lợn hơi vẫn tiếp tục tăng. Để cân đối nguồn cung, quản lý điều tiết thị trường, kéo giảm giá thịt lợn rất cần sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, các cấp cũng như chủ trang trại và hộ chăn nuôi.

Một quầy thịt lợn ở chợ rồng (thành phố Ninh Bình) phục vụ người tiêu dùng trong mùa dịch covid-19. Ảnh: Trường Giang

Giá thịt lợn vẫncao

Qua khảo sát củaphóng viên tại một số chợ truyền thống và các trang trại, hộ chăn nuôi trên địabàn tỉnh, hiện nay giá lợn hơi vẫn tiếp tục tăng cao, chênh khá xa so với giáThủ tướng Chính phủ yêu cầu giảm. Chị Nguyễn Thị Hường, tiểu thương bán thịtlợn tại chợ Mía (thành phố Ninh Bình) cho biết: “Giá lợn hơi mua tại chuồng cógiảm nhẹ sau khi Chính phủ yêu cầu nhưng mấy ngày gần đây đã tăng trở lại. Ngày12/4, giá mua tại hộ nuôi nhỏ lẻ đã tăng lên 89.000 đồng/kg hơi, kéo theo đó làgiá thịt lợn thành phẩm tăng theo”. So với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì giá xuấtchuồng tại các trang trại quy mô lớn có hạ nhiệt hơn nhưng vẫn giữ ở mức cao.Anh Hoàng Văn Điền ở xã Yên Mạc-chủ trang trại chăn nuôi lợn có quy mô hơn1.000 con lợn thịt cho biết: “Hiện giá xuất chuồng của trang trại đã tăng trên85.000 đồng/kg thịt hơi và với nguồn lợn khan hiếm chắc chắn giá tiếp tục tăngtrong những ngày tới”.

Theo ông NguyễnThành Công, Phó trưởng Phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương, nguyên nhânquan trọng và cơ bản nhất khiến giá thịt lợn tiếp tục tăng cao trở lại là donguồn cung thịt lợn giảm, còn thiếu so với nhu cầu tiêu dùng, chế biến. Mặtkhác, hệ thống phân phối thịt lợn nhiều tầng, nhiều lớp, việc tiêu thụ phần lớnphụ thuộc vào khâu trung gian là các chủ lò giết mổ và tiểu thương. Điều nàylàm cho việc tổ chức lưu thông phân phối thịt lợn trên thị trường gặp nhiều khókhăn và giá thịt lợn bị đội lên. Bên cạnh đó, thực hiện sự chỉ đạo của Chínhphủ, trên phạm vi cả nước đã có 15 doanh nghiệp lớn cam kết giảm giá thịt lợnvề mức 60.000 đồng/kg. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này chỉ chiếm hơn 40% thịphần trong cả nước, còn lại nguồn cung phụ thuộc hoàn toàn vào các trang trại,gia trại, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Với thị phần như vậy sẽ không đủ tiềm lực để chiphối thị trường và đưa giá thịt lợn về mức mong muốn. Ngoài ra, một nguyên nhânnữa khiến giá thành thịt lợn tăng là do thói quen dùng nhiều thịt lợn trong bưaẵn hàng ngày của người dân Việt Nam.

Về phía ngànhNông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Tiến Mạnh, Chi cục trưởng Chicục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết: Do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châuPhi nên nguồn cung thịt lợn sụt giảm mạnh. Từ tháng 3/2019 đến tháng 3/2020,toàn tỉnh ghi nhận 142 xã, phường trên 8 huyện, thành phố có dịch tả lợn châuPhi. Số lợn mắc bệnh và tiêu hủy gần 109.000 con với trọng lượng là 6.345 tấn.Tính đến nay, tổng đàn lợn toàn tỉnh là trên 200.000 con, giảm 30% so với thơìđiểm trước khi có dịch. Trong khi thị trường khan hiếm nguồn cung thì nhiêùtrang trại, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ dù có đủ điều kiện nhưng cũng không thể nhanhchóng tái đàn hoặc không dám tái đàn do giá con giống quá cao, chi phí đầu tưlớn và sợ nguy cơ bùng phát dịch có thể trở lại bất cứ lúc nào. Hiện các trangtrại lớn chỉ đủ con giống duy trì khôi phục lại sản xuất trong hệ thống, khôngcó nguồn con giống bán ra ngoài. Giá lợn giống đã tăng gấp ba, thậm chí gấp bốnlần so với thời điểm trước khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi (từ 3-3,5 triêụđồng/con). Ước tính tốc độ tái đàn trên địa bàn tỉnh chỉ đạt 6-7%. Tỷ lệ táiđàn thấp dẫn đến nguồn cung khan hiếm và giá thịt lợn vẫn tăng, chưa có dâúhiệu giảm.

Tìm cách bình ổn thị trường

Để kiểm soát thịtrường thịt lợn, hướng tới sự phát triển ổn định, bền vững của ngành chăn nuôicần có sự vào cuộc và phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành chức năng trongtriển khai đồng bộ các giải pháp. Ông Nguyễn Thành Công, Phó trưởng Phòng Quảnlý thương mại, Sở Công thương cho biết: Sở Công thương tiếp tục phối hợp vơíCục Quản lý thị trường tăng cường kiểm soát thị trường, ngăn chặn, xử lý nghiêmcác hành vi găm hàng, tăng giá, gây bất ổn thị trường của các cơ sở chăn nuôi.Đồng thời tích cực tuyên truyền để người dân thay đổi dần thói quen ăn uốnghàng ngày, có thể thay thịt lợn bằng các sản phẩm từ bò, gà, ngan, vịt, thủy,hải sản... mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.

Đối với ngànhchăn nuôi, cần tích cực phối hợp với các địa phương trong tỉnh triển khai cácbiện pháp tái đàn, đảm bảo an toàn sinh học. Theo ông Nguyễn Tiến Mạnh, Chi cụctrưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, tính đến ngày 10/4/2020, các ổ dịch tảlợn châu Phi trên địa bàn tỉnh đã qua 40 ngày không phát sinh dịch bệnh kể từngày tiêu hủy cuối cùng tại phường Tân Bình (thành phố Tam Điệp). Nguy cơ dịchtả lợn châu Phi bùng phát trở lại vẫn còn do vi rút dịch tả lợn châu Phi có thểtồn tại lâu ở ngoài môi trường và bệnh chưa có thuốc điều trị, chưa có vắc xinphòng bệnh. Tuy nhiên, nếu người chăn nuôi thực hiện tốt các quy trình phòng,chống dịch bệnh, nuôi theo hướng an toàn sinh học thì đây sẽ là cơ hội để pháttriển chăn nuôi trở lại và kéo giảm giá thịt lợn trên thị trường.

Nhằm bình ổn giáthịt lợn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã hướng dẫn và tạo điều kiện thuậnlợi nhất cho các doanh nghiệp, các trang trại, gia trại có đủ điều kiện bảo đảmchăn nuôi an toàn sinh học tái đàn để cung cấp sản phẩm thịt lợn cho thịtrường. Đồng thời đẩy mạnh việc xây dựng các chuỗi giá trị từ chăn nuôi đếnphân phối ra thị trường, giảm bớt các khâu trung gian, bảo đảm người tiêu dùngđược sử dụng thịt lợn với giá hợp lý… Bên cạnh đó, xác định mấu chốt của vấn đềtỷ lệ tái đàn thấp là do thiếu con giống và giá con giống rất cao. Vì vậy cùngvới việc hướng dẫn, tạo điều kiện để người dân đẩy nhanh tiến độ tái đàn theohướng an toàn sinh học, Chi cục thực hiện rà soát lại tổng đàn, nhu cầu tái đànvà trên cơ sở đó xin tỉnh hỗ trợ một phần chi phí mua lợn nái sinh sản, tănglượng con giống ra ngoài thị trường trong thời gian tới.

Tuy nhiên, cũngtheo nhận định của các chuyên gia và các chủ trang trại chăn nuôi lợn trên địabàn tỉnh, không thể một sớm một chiều giảm giá thịt lợn về mức giá Chính phủ đãchỉ đạo. Nếu các cấp, các ngành, người chăn nuôi triển khai tốt các giải pháptrên và tình hình dịch bệnh không bùng phát trở lại, vấn đề tái đàn thuận lợi,dự kiến cuối quý III hoặc sang quý IV nguồn cung thịt lợn sẽ được cải thiện vàsang năm 2021 tổng đàn có thể về mức cuối năm 2018, thời điểm trước khi bệnhdịch tả lợn châu Phi xảy ra. Với tiến độ tăng nguồn cung như trên, giá lợn cũngsẽ giảm dần về mức bình thường.

Hồng Giang

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/nhieu-kho-khan-trong-lo-trinh-giam-gia-thit-lun-2020041508432917p2c20.htm