Nhiều hoạt động trong lễ hội Cổ Loa đầu năm

Hằng năm, vào ngày mồng 5 và mồng 6 tháng Giêng là vùng đất Cổ Loa (thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội) lại tưng bừng khai hội. Hội Cổ Loa được tổ chức trong phạm vi khu di tích lịch sử của kinh thành xưa, nơi gắn liền với câu chuyện An Dương Vương và nhà nước Âu Lạc cách đây hơn 2 thiên niên kỷ.

Hằng năm, vào ngày mồng 5 và mồng 6 tháng Giêng là vùng đất Cổ Loa (thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội) lại tưng bừng khai hội. Hội Cổ Loa được tổ chức trong phạm vi khu di tích lịch sử của kinh thành xưa, nơi gắn liền với câu chuyện An Dương Vương và nhà nước Âu Lạc cách đây hơn 2 thiên niên kỷ.

Lễ hội Cổ Loa là một lễ hội lớn trong vùng, chính vì thế mà không chỉ có người dân của xã Cổ Loa, các xã lân cận, du khách thập phương từ nhiều tỉnh thành cũng về dự rất đông và thành kính thắp nén tâm nhang tưởng nhớ vua An Dương Vương.

Nghi lễ rước kiệu vào chầu tại lễ hội Cổ Loa. Ảnh: Trịnh Viết Hiệp.

Ngoài nghi lễ truyền thống là dâng hương, rước kiệu, cờ lọng… của 8 làng trong xã, lễ hội Cổ Loa còn có rất nhiều trò vui chơi giải trí, văn nghệ, văn hóa dân gian như: hát quan họ trên giếng Ngọc, đánh đu, cờ người, múa rối nước, vật, bắn cung, biểu diễn hát tuồng…

Cờ người đầu xuân trong lễ hội. Ảnh: Trịnh Viết Hiệp.

Rối nước Đàu Thục là trò vui không thể thiếu trong lễ hội. Ảnh: Trịnh Viết Hiệp.

Hát quan họ trên giếng Ngọc. Ảnh: Trịnh Viết Hiệp.

Xới vật thu hút đông người theo dõi. Ảnh: Trịnh Viết Hiệp.

Đông đảo người dân, du khách đến tham gia lễ hội Cổ Loa. Ảnh: Trịnh Viết Hiệp.

Chính vì hội Cổ Loa đông vui như vậy nên từ lâu người dân trong vùng đã truyền tai nhau câu nói “Bỏ con bỏ cháu không bỏ Mồng Sáu tháng Giêng”, ý nói là cả năm có 2 ngày lễ hội (mùng 6 là chính hội) nên dù có bận rộn thế nào cũng không nên bỏ lỡ việc tham dự lễ hội này.

Trịnh Viết Hiệp

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://www.sgtiepthi.vn/tung-bung-le-hoi-co-loa/