Nhiều giải pháp phòng ngừa, đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường

Cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị ngành Giáo dục (GD) cần có giải pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng bạo lực học đường.

Ảnh minh họa/INT

Ảnh minh họa/INT

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Phòng ngừa, đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường, Bộ GD&ĐT đã và đang thực hiện các giải pháp:

Tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, có kiểm tra, đánh giá các quy định về môi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025”; các văn bản quy phạm pháp luật, chỉ thị, kế hoạch của ngành GD; tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và văn bản khác liên quan...

Chỉ đạo cơ quan quản lý GD các cấp, cơ sở GD đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, HS, gia đình HS, cộng đồng về phòng, chống bạo lực học đường; phát hiện, thông báo, tố giác, ngăn ngừa, can thiệp kịp thời với các hành vi bạo lực học đường. Phối hợp với chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan xây dựng kế hoạch, tăng cường thanh tra, kiểm tra cơ sở GD trong bảo đảm môi trường GD an toàn, phòng, chống bạo lực học đường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Bộ GD&ĐT thường xuyên phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức, đoàn thể ở Trung ương và chỉ đạo các sở GD&ĐT phối hợp với sở, ban, ngành, tổ chức ở địa phương trong tuyên truyền GD pháp luật, bảo đảm an ninh, an toàn trường học, phòng, chống bạo lực học đường. Tăng cường GD đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, GD pháp luật; kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực học đường cho HS.

Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh trong xây dựng nền nếp, kỷ cương trường học. Phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện công tác phổ biến, GD pháp luật trong nhà trường. Phối hợp Bộ Công an hướng dẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành GD.

Chỉ đạo các cơ sở GD xây dựng trường học dân chủ, an toàn, lành mạnh, thân thiện. Xây dựng, triển khai bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở GD, bảo đảm các giá trị cốt lõi: Nhân ái, tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, trung thực trong mối quan hệ của mỗi thành viên trong cơ sở GD đối với người khác, môi trường xung quanh và chính mình. Phát triển các câu lạc bộ phù hợp với năng khiếu, sở thích, điều kiện, lứa tuổi HS.

Tăng cường hoạt động trải nghiệm, hoạt động thể thao, hoạt động xã hội để hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất cho HS. Tăng cường phối hợp nhà trường - gia đình trong quản lý GD HS; phát huy vai trò của gia đình trong quản lý giáo dục HS. Thường xuyên thông tin hai chiều giữa nhà trường, gia đình HS về hoạt động của nhà trường, tình hình học tập, rèn luyện, các dấu hiệu bất thường để phối hợp triển khai các biện pháp giáo dục HS. Nhà trường hỗ trợ, cung cấp cho cha mẹ HS kiến thức, kỹ năng trong việc đồng hành, GD giúp con tiến bộ.

Nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, chuẩn nghề nghiệp giáo viên và yêu cầu của Chương trình GD phổ thông mới. Bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về đạo đức nhà giáo, tư vấn tâm lý, năng lực kiểm soát cảm xúc cá nhân và kỹ năng ứng xử, giải quyết các tình huống sư phạm.

Chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo về xây dựng và bảo đảm môi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; phối hợp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nhà giáo.

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/goc-nhin/nhieu-giai-phap-phong-ngua-day-lui-tinh-trang-bao-luc-hoc-duong-haggaBjMR.html