Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Phát triển công tác đào tạo nghề là một giải pháp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn lao động ở địa phương. Bên cạnh tạo ra đội ngũ lao động chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh thì việc nâng cao trình độ cho lao động nông thôn để người lao động đáp ứng được những công việc có thu nhập cao hơn cũng được các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh ta chú trọng thực hiện trong thời gian qua.

Công ty TNHH may mặc Khánh Thành, xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh tạo việc làm cho gần 200 lao động địa phương.

Đảm bảo nguồn lao động chất lượng cao

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 36 cơ sởgiáo dục nghề nghiệp và cơ sở có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp (trongđó có 5 trường cao đẳng, 10 trường trung cấp, 12 trung tâm giáo dục nghề nghiệpvà 9 cơ sở khác có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp).

Nhìn chung, các cơsở đã tổ chức thực hiện tốt công tác đào tạo nghề nghiệp cho lao động trên địabàn tỉnh. Cơ cấu ngành nghề đào tạo từng bước được điều chỉnh phù hợp với nhucầu thị trường lao động, phù hợp với từng đối tượng, tạo điều kiện thuận lơịcho lao động nông thôn tham gia học nghề.

Theo lãnh đạo Sở Lao động, Thương binhvà Xã hội, hiện nay, các cơ sở đào tạo nghề cũng đã đa dạng hóa ngành nghề đàotạo, không những đáp ứng nhu cầu lựa chọn nghề theo sở thích của người học màcòn phục vụ tốt nhu cầu đa dạng về nhân lực của thị trường lao động.

Ngoàinhững ngành nghề truyền thống hiện nay, các nhà trường đã mở thêm một số nghềnhư Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, Kỹ thuật chế biến món ăn, Du lịch,Sư phạm dạy nghề (bồi dưỡng người làm công tác dạy nghề). Cùng với đó, để nângcao hiệu quả công tác đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, các cơsở dạy nghề cũng tăng cường liên kết đào tạo với doanh nghiệp.

Theo định kỳ,tỉnh ta cũng chú trọng tổ chức Kỳ thi tay nghề tỉnh Ninh Bình, qua đó tạo sânchơi bổ ích cho học sinh, sinh viên, đồng thời phát hiện những thí sinh có taynghề cao để bồi dưỡng, lập đội tuyển dự thi tay nghề cấp quốc gia. Tính riêng ởkỳ thi tay nghề lần thứ 9 được tổ chức năm vừa qua, toàn tỉnh đã có 24 thí sinhcủa 3 trường tham dự, kết quả có 10 thí sinh đạt giải nhất, 9 thí sinh đạt giảinhì, 3 thí sinh đạt giải ba và 2 thí sinh đạt giải khuyến khích.

Ban tổ chức Kỳthi đã lựa chọn được 5 thí sinh đạt kết quả cao nhất ở 5 nghề (Hàn, Lắp cápmạng thông tin, Công nghệ ô tô; Nấu ăn, ốp lát tường và sàn) đại diện cho ĐoànNinh Bình tham gia Kỳ thi tay nghề Quốc gia lần thứ 10 và đã đạt 2 giải khuyếnkhích. Một sân chơi trí tuệ dành riêng cho đội ngũ giáo viên cũng được tổ chứcthường niên, đó là Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

Tính riêng trong kỳhội giảng năm vừa qua, toàn tỉnh có 29 giáo viên của 6 đơn vị tham dự Hội giảngnhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh ở 16 nghề (Hàn; Cắt gọt kim loại; Côngnghệ ô tô; Công nghệ thông tin; Điện công nghiệp; Chính trị; Ngoại ngữ; Xâydựng; Kế toán doanh nghiệp; Lắp đặt điện; Chăn nuôi thú ý; Tài chính doanhnghiệp; Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí; Hướng dẫn du lịch; Vận hànhcần, cầu trục; Điện dân dụng). Ban tổ chức đã lựa chọn được 8 giáo viên xuấtsắc nhất tham dự Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc và kết quảcó 1 giáo viên đạt giải ba, 7 giáo viên đạt giải khuyến khích.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũngtích cực phối hợp với các doanh nghiệp để thực hiện đào tạo, gắn với thực hành,nhằm tạo ra đội ngũ lao động vững kiến thức, giỏi kỹ năng tay nghề. Tính riêngtrong năm 2018, đã có 1.300 giáo viên, học sinh, sinh viên được doanh nghiệptiếp nhận thực hành, thực tập tại doanh nghiệp; trên 300 người học sau khi tốtnghiệp ở trình độ sơ cấp trở lên được doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc;doanh nghiệp trực tiếp tham gia xây dựng 2 giáo trình giảng dạy, tham gia 12hội đồng thi tốt nghiệp và nghiên cứu khoa học; cung cấp 40 loại tài liệu chocác cơ sở giáo dục nghề nghiệp…

Với những nỗ lực đó, ngày càng có nhiều họcviên lựa chọn học nghề để khởi nghiệp cho mình. Trong năm 2018, các cơ sở giáodục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tuyển sinh 20.219 người, trong tổng số17.638 người học tốt nghiệp, trong đó, đa số học viên, nhất là học viên tốtnghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng đã tìm được việc làm do nhu cầu lao động cótrình độ kỹ thuật ngày càng có xu hướng tăng lên. Mức thu nhập bình quân củangười học tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng từ 4 – 9 triệu đồng/tháng. Trong 6 tháng đầu năm 2019, đã tuyển sinh đào tạo 2.345 người có trình độ caođẳng.

Chú trọng đào tạo nghềcho lao động nông thôn

Xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh là mộttrong những địa phương đi đầu trong việc tạo việc làm cho lao động nông thôn.Xã Khánh Thành đã phối hợp tổ chức cho người lao động học nghề may mặc. Sau khitốt nghiệp, người lao động có thể vào làm việc tại các công ty lớn, đối vơínhững lao động ngoài tuổi 35 thì được các công ty, các tổ hợp may đặt tại địaphương tiếp nhận với mức lương từ 4-7 triệu đồng/người/tháng.

Theo đồng chí Hoàng Minh Chuyền, PhóChủ tịch UBND xã Khánh Thành, để tạo việc làm tại chỗ cho người lao động, quantrọng nhất là địa phương phải tạo ra được nguồn lao động có chất lượng, đáp ứngyêu cầu của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, xã Khánh Thành cũng tạo mọi điêùkiện thuận lợi về mặt bằng, các thủ tục khác trong thẩm quyền để doanh nghiệpđi vào hoạt động sớm và thuận lợi nhất. Với cách làm đó, đến nay, tại xã KhánhThành có 2 công ty may đang hoạt động hiệu quả, quy mô sử dụng từ 150-200 laođộng/công ty.

Ngoài ra, còn có 5 tổ hợp may với lượng lao động từ 50-60 laođộng/tổ hợp, góp phần nâng tổng số lao động đang làm nghề may mặc của toàn xãlên trên 1.000 lao động. Có việc làm thường xuyên thu nhập ổn định, cuộc sốngcủa lao động địa phương được cải thiện rõ nét. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,6% vàocuối năm 2018. Những điều kiện thuận lợi này đang dần hiện thực mục tiêu đưa xãKhánh Thành đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2020.

Đồng chí Nguyễn Quang Tuyến, Phó Giámđốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, đào tạo nghề là một trongnhững hoạt động chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động. Cùng với đàotạo ra nguồn lao động chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, thì nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn được xác định làcách làm then chốt nhằm tạo việc làm với nguồn thu nhập xứng đáng cho người laođộng.

Với cách làm đó, thời gian gần đây, công tác đào tạo nghề cho lao độngnông thôn ở tỉnh ta đã có nhiều thay đổi về chất lượng. Theo đó, căn cứ vào thếmạnh, đặc thù của địa phương, các xã, thị trấn đã chủ động, linh hoạt trongviệc tham mưu lựa chọn nghề để đưa về địa phương. Các hình thức dạy nghề phongphú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, tạo điều kiện thuận lợi cho lao độngnông thôn tham gia học nghề.

Tính riêng 6 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh đã tổchức tuyển sinh, đào tạo nghề dưới 3 tháng cho 6.598 lao động. Tỉ lệ lao độngcó việc làm mới hoặc vẫn làm công việc cũ nhưng có năng suất và mức thu nhậpcao hơn đạt trên 80%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 49%.

Bên cạnh đó,người học nghề đã tiếp cận phổ cập được kiến thức mới về lĩnh vực mình được đàotạo và áp dụng kiến thức đó vào trong thực tiễn để giảm chi phí sản xuất, tăngnăng suất lao động, có khả năng tự tạo việc làm tại chỗ hoặc được nhận vào làmviệc tại các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp tại địa phương, qua đó nâng caothu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần ổn định cuộc sống.

Bài, ảnh: Đào Hẳng

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/nhieu-giai-phap-nang-cao-chat-luung-nguon-nhan-lyc-20190911075739899p0c2.htm