Nhiều doanh nghiệp Mỹ sẽ bị thiệt hại vì đồng USD mạnh lên

Cuối tháng trước, giám đốc tài chính của Akamai Technologies Inc đã xác định một nguy cơ mới nổi lên đối với triển vọng lợi nhuận của công ty công nghệ mạng này: đồng USD.

“Chúng tôi hy vọng những cơn gió ngược tiền tệ từ sự mạnh lên của đồng đôla hiện này sẽ kết thúc trong một vài tuần tới”, Giám đốc tài chính của Akamai, James Benson, nói với các nhà phân tích tại một hội nghị qua điện thoại về thu nhập vào cuối tháng Tư.

Akamai, cũng giống như hàng trăm công ty lớn của Mỹ, đã được hưởng lợi khi doanh thu và lợi nhuận tăng từ sự suy giảm mạnh của đồng USD trong năm ngoái và vào quý đầu tiên của năm 2018.

Nhưng xu hướng giảm của đồng USD đột ngột đảo chiều trong tháng 4 khi lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao và tăng trưởng kinh tế châu Âu chậm lại. Đồng bạc xanh hiện đang đứng ở mức cao nhất trong gần 7 tháng, khiến cho thu nhập bằng ngoại tệ của các công ty đa quốc gia Hoa Kỳ có giá trị ít hơn khi được chuyển đổi sáng đôla.

“Vẫn còn quá sớm để nói rằng chúng ta sẽ thấy tác động đó xuất hiện trong quý tới, nhưng tôi nghĩ có lẽ chúng ta sẽ thấy điều đó nếu nó (sự mạnh lên của đồng USD) vẫn tồn tại trong quý thứ ba”, Paul Nolte - Nhà quản lý danh mục đầu tư tại Kingsview Asset Management cho biết Chicago, đề cập đến kết quả kinh doanh hàng quý của Mỹ.

Đóng cửa phiên giao dịch hôm thứ 3, chỉ số USD, đo lường sức mạnh của đồng USD so với rổ 6 đồng tiền chủ chốt, đã tăng gần 6% kể từ ngày 17/4, nhưng vẫn giảm khoảng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

So với đồng euro, đồng bạc xanh chỉ giảm 3,2% so với cùng kỳ, so với mức giảm tới 14% vào giữa tháng Tư. Đồng USD đã tăng lên cao nhất 10 tháng so với đồng tiền chung vào thứ Ba khi các nhà đầu tư lo ngại cuộc bầu cử tại Ý có thể trở thành một cuộc trưng cầu thực tế về vai trò thành viên của khối tiền tệ.

Trước sự mạnh lên của đồng bạc xanh, các nhà phân tích dự đoán tăng trưởng lợi nhuận cho các công ty S&P 500 sẽ bắt đầu chậm lại, theo số liệu của Thomson Reuters, với mức tăng 26,3% của quý đầu tiên có thể là mức đỉnh của tăng trưởng thu nhập hiện tại. Thu nhập của S&P 500 liên tục tăng so với cùng kỳ kể từ quý 3/2016.

Cụ thể các nhà phân tích dự báo, tăng trưởng lợi nhuận sẽ chỉ ở mức 22% cho cả năm 2018 và giảm xuống mức 9,5% trong năm 2019.

Doanh thu cũng nhảy vọt trong quý đầu tiên - mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ quý 4/2010 - phần lớn là do việc cắt giảm thuế của công ty có hiệu lực trong năm nay.

Nhưng Bank of America Merrill Lynch ước tính diễn biến tiền tệ trong quý đầu tiên đã đóng góp 2 điểm phần trăm cho tăng trưởng doanh số bán hàng, mức đóng góp lớn nhất từ sự thay đổi tỷ giá trong 6 năm.

Ngân hàng này cũng ước tính rằng, một sự tăng giá 10% liên tục của đồng đôla sẽ làm giảm thu nhập trên giá cổ phiếu (P/E) trong S&P 500 từ 3 đến 4%.

Các công ty từ nhiều ngành công nghiệp cũng chỉ ra sự giảm giá của đồng đôla đã đóng góp tích cực cho doanh thu và thu nhập của họ trong quý đầu tiên, bao gồm cả Apple Inc, Bristol-Myers Squibb Co., Mattel Inc, PayPal Holdings Inc, Tapestry Inc và Intuitive Surgical Inc.

Với trường hợp của Akamai, sự sụt giảm mạnh của đồng bạc xanh đã đóng góp tới 5 điểm phần trăm vào lợi nhuận quý đầu tiên và đóng góp 2 điểm cho doanh thu của họ.

Đối với Facebook Inc, việc đồng đôla yếu hơn trong quý đầu tiên cũng đã tăng thêm 536 triệu đôla vào doanh thu, giúp doanh thu của công ty truyền thông xã hội này tăng trưởng tới 49%, thay vì chỉ 42% nếu không có hiệu ứng ngoại hối.

Với những công ty S&P 500 có 50% doanh thu được tạo ra ở bên ngoài nước Mỹ thì sự giảm giá mạnh của đồng USD có thể khiến thu nhập của họ tăng tới 30,5% trong quý đầu năm, trong khi các công ty tạo ra ít hơn 50% doanh thu bên ngoài Mỹ chỉ tăng trưởng thu nhập khoảng 24,8%, theo dữ liệu của Thomson Reuters.

Các nhà phân tích ước tính rằng từ 40% đến 50% doanh thu của S&P 500 đến từ nước ngoài, trong đó chủ yếu là từ châu Á và châu Âu.

“Nếu tình hình chính trị ở Italia tồi tệ hơn, thì các động lan truyền trong dài hạn sẽ được cảm nhận ở Mỹ thông qua một đồng đôla mạnh hơn và mức tăng trưởng thấp hơn ở châu Âu. Điều này sẽ hoạt động như một cơn gió ngược, đặc biệt là đối với lợi nhuận của một số công ty đa quốc gia”, Mohamed El-Erian - cố vấn kinh tế trưởng của Allianz ở Newport Beach, California cho biết.

Mặc dù vậy, nhiều nhà phân tích hoài nghi về việc đồng USD tiếp tục mạnh lên. Sameer Samana, chiến lược gia chứng khoán toàn cầu tại Viện đầu tư Wells Fargo ở St. Louis cho biết, ông hy vọng đồng đôla sẽ giảm trở lại vào cuối năm, trích dẫn áp lực từ thâm hụt ngân sách của Mỹ.

Tuy nhiên, với tốc độ hiện tại, chỉ số đồng đôla có thể tiếp tục chuyển biến tích cực trên cơ sở hàng năm vào cuối quý này hoặc đầu quý III.

Karl Schamotta - Giám đốc chiến lược sản phẩm và thị trường toàn cầu của Cambridge Global Payments, ở Toronto, cũng cho biết ông đã thấy sự gia tăng hoạt động bảo hiểm rủi ro, đặc biệt là các công ty tiếp xúc với đồng euro và đôla Canada đang sụt giảm mạnh.

“Cả hai yếu tố này đều làm tăng đáng kể hoạt động bảo hiểm rủi ro bằng cách sử dụng các công cụ kỳ hạn và quyền chọn”, Schamotta nói, đề cập đến việc sử dụng các công cụ phái sinh của các công ty để giảm thiểu rủi ro tỷ giá.

Hoàng Nguyên Reuters

Nguồn TBNH: http://thoibaonganhang.vn/nhieu-doanh-nghiep-my-se-bi-thiet-hai-vi-dong-usd-manh-len-76317.html