Nhiệt độ giảm sâu, ăn gì để phòng ngừa cảm lạnh?

Có rất nhiều thực phẩm bạn cần sử dụng thường xuyên vào mùa đông để tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa cảm lạnh.

Hải sản: Các loại hải sản như cá hồi, cá thu… là nguồn cung cấp axit béo omega-3, axit amin, vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp chống lại triệu chứng do cảm lạnh, cúm, viêm.

Hải sản: Các loại hải sản như cá hồi, cá thu… là nguồn cung cấp axit béo omega-3, axit amin, vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp chống lại triệu chứng do cảm lạnh, cúm, viêm.

Súp gà: Súp gà là món rất dễ ăn giúp bạn vượt qua mùa đông mà không lo nhiều tới cảm lạnh và cúm. Món ăn này giúp làm dịu tình trạng viêm đường hô hấp trên, thông mũi và thông đường thở. Ngoài ra, nhờ chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất, ăn súp gà cũng giúp tăng khả năng miễn dịch.

Trái cây có múi: Cam, quýt, bưởi là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, giúp chống oxy hóa, cải thiện hệ miễn dịch. Vì vậy, để phòng ngừa cảm lạnh vào mùa đông, bạn nên ăn nhiều trái cây có múi.

Hạt bí ngô: Thành phần của hạt bí ngô chứa nhiều kẽm và sắt giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngừa sự xâm nhập của các bệnh liên quan tới nhiễm trùng do virus, vi khuẩn. Loại hạt này cũng có tác dụng hỗ trợ chữa trị các triệu chứng do cảm lạnh thông thường như sổ mũi, ho hoặc dị ứng.

Trứng: Trứng chứa lượng selen cao, đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hệ miễn dịch. Lượng protein trong trứng cũng giúp duy trì sức mạnh của cơ thể và chống mất ngủ do trời lạnh.

Đu đủ: Đu đủ giàu vitamin A, C và beta-carotene giúp làm giảm các triệu chứng do cảm lạnh. Lượng chất chống oxy hóa trong trái cây này hoạt động như một chất ứng chế miễn dịch giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan tới cúm, sốt xuất huyết…

Nước dừa: Nước dừa là giải pháp tuyệt vời để bù nước cho cơ thể vào mùa đông. Khi sốt, cảm lạnh, cơ thể rất cần nước để hạ nhiệt độ cơ thể, tránh suy nhược. Nước dừa sẽ giúp cân bằng điện giải và giảm sốt.

Nấm: Nấm là thực phẩm có đặc tính chống viêm và điều hòa miễn dịch tự nhiên giúp cơ thể phòng ngừa nguy cơ bị viêm do nhiễm virus hoặc vi khuẩn.

Ớt: Tiêu thụ thực phẩm cay như ớt vào mùa đông cũng là cách để bạn chống lại cảm lạnh. Một bát súp nóng với chút ớt sẽ giảm nghẹt mũi và đẩy chất nhầy ra ngoài. Bên cạnh đó, capsaicin trong ớt cũng là chất giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể rất tốt để chống lại nhiễm trùng do cảm lạnh.

Quả mọng: Dâu tây, việt quất, nam việt quất hay các trái cây mọng khác là nguồn cung cấp flavonoid tuyệt với giúp chống viêm, điều hóa miễn dịch và kháng khuẩn. Do đó, ăn nhiều các trái cây này cũng giúp bạn phòng ngừa được các triệu chứng do cảm lạnh hay cúm vào mùa đông.

Rau xanh: Các loại rau như bina, cải, súp lơ xanh… là nguồn cung cấp vitamin A, C, K và chất xơ giúp điều hòa hệ tiêu hóa. Các hợp chất này cũng làm dịu triệu chứng do cảm lạnh và bảo vệ cơ thể khỏi sốt, ớn lạnh.

Phạm Quý (Nguồn: boldsky.com)

Nguồn VTC: https://vtc.vn/nhiet-do-giam-sau-an-gi-de-phong-ngua-cam-lanh-ar585443.html