Nhiếp ảnh nghệ thuật đường phố thế kỷ 20

Những hình ảnh trong cuốn 'Between' của Victor Burgin nhấn mạnh sự hiện diện và độ tương phản của con người trong môi trường vật chất xung quanh họ.

 Gradiva (1982). Trong suốt những năm 1970-1980, công việc của Victor Burgin chủ yếu gắn liền với nhiếp ảnh. Bố cục hình ảnh của ông chịu ảnh hưởng của nhiều nhà lý thuyết và triết học. Bức hình về Gradiva này là sự gợi lại bài bình luận năm 1907 của Freud về một cuốn tiểu thuyết năm 1903 của Wilhelm Jensen. Những khung hình đầy giá trị như vậy đã được đưa vào cuốn Between và được nhà sách Mack tái bản tháng 11/2020. Ảnh: Victor Burgin.

Gradiva (1982). Trong suốt những năm 1970-1980, công việc của Victor Burgin chủ yếu gắn liền với nhiếp ảnh. Bố cục hình ảnh của ông chịu ảnh hưởng của nhiều nhà lý thuyết và triết học. Bức hình về Gradiva này là sự gợi lại bài bình luận năm 1907 của Freud về một cuốn tiểu thuyết năm 1903 của Wilhelm Jensen. Những khung hình đầy giá trị như vậy đã được đưa vào cuốn Between và được nhà sách Mack tái bản tháng 11/2020. Ảnh: Victor Burgin.

Zoo 78, (1978). Between được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1986, thời điểm thị trường nghệ thuật thống trị và có sức ảnh hưởng hơn bao giờ hết. Nghệ thuật không chỉ là sự sáng tạo hay không gian phản kháng mà là một phần của chủ nghĩa tư bản tân tự do, trong đó hình ảnh là một cách thể hiện thông điệp quan trọng. Ảnh: Victor Burgin.

Vương quốc Anh 76, (1976). Sinh ra tại Sheffield năm 1941, Burgin tốt nghiệp Trường Hội họa, Đại học nghệ thuật hoàng gia tại London năm 1965. Sau đó, ông theo học triết học và mỹ thuật tại Đại học Yale. Ảnh: Victor Burgin.

Ở Grenoble, 1981. Victor Burgin viết: "Một công việc chỉ người nghệ sĩ làm, mà không ai khác làm, là tháo gỡ các mã giao tiếp hiện có và kết hợp một số yếu tố của chúng thành những cấu trúc có thể được sử dụng để tạo ra những bức tranh mới về thế giới". Ảnh: Victor Burgin.

Mỹ 77 (1977). Burgin chia sẻ: “Tôi ở Mỹ từ năm 1976 đến năm 1977. Tôi nghĩ công việc tôi làm ở đó là “bộ phim đường phố”. Ảnh: Victor Burgin.

Mỹ 77 (1977). “Không bao giờ có thể đưa ra câu hỏi về 'ý nghĩa' của các tác phẩm một cách đơn giản. Ý nghĩa không nằm 'trong' tác phẩm, giống như một cục pho mát trong một cái bọc; cũng không phải 'nằm sau' tác phẩm, như trong suy nghĩ của tác giả hay trong 'thực tế'. Ý nghĩa là kết quả của việc hiểu tác phẩm của một cá nhân thông qua việc hiểu tiểu sử cụ thể của cá nhân đó và vào môi trường xã hội, văn hóa của người đó”, Burgin cho hay. Ảnh: Victor Burgin.

Ở Lyon (1980). Nhiếp ảnh đường phố không cần sự dàn dựng. Burgin nhận ra rằng để có được những bức ảnh đẹp trên đường phố, người ta phải xâm nhập vào vùng thân cận của một người lạ, là “giới hạn ba dặm” của một cá nhân. Ảnh: Victor Burgin.

Tại Grenoble (1981). Burgin tiếp tục: "Có một ý tưởng phổ biến về nghệ thuật, trong đó các nghệ sĩ được coi là luôn cố gắng giao tiếp với người xem. Nhưng có thể nói, các văn bản nghệ thuật là những văn bản xa vời nhất với ý định giao tiếp". Ảnh: Victor Burgin.

Berlin (1980). Tác giả nói: "Chúng ta là một xã hội tiêu dùng và nghệ thuật đã trở thành một môn thể thao dành cho khán giả thụ động… Tôi luôn cố gắng chống lại xu hướng này bằng cách tạo ra những tác phẩm truyền lời thay vì những đồ vật để tiêu dùng”. Ảnh: Victor Burgin.

Minh Hoa

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nhiep-anh-nghe-thuat-duong-pho-the-ky-20-post1169668.html