Nhật từng thiết kế máy bay ném bom bay được nửa vòng Trái Đất

Với ý tưởng sản xuất một chiếc máy bay có tầm hoạt động 18.000 km, nhằm tấn công các mục tiêu trên đất liền của Mỹ. Đế quốc Nhật Bản đã trở thành quốc gia đầu tiên phát triển máy bay ném bom hạng nặng tầm xa liên lục địa.

 Máy bay ném bom Nakajima G10N, được đặt theo tên của mạch dung nham lớn nhất dưới chân núi lửa Fugaku, mang tính biểu tượng của Nhật Bản, được coi là vũ khí hủy diệt nhất, sát thương lớn nhất trong phi đội máy bay ném bom của đất nước này.

Máy bay ném bom Nakajima G10N, được đặt theo tên của mạch dung nham lớn nhất dưới chân núi lửa Fugaku, mang tính biểu tượng của Nhật Bản, được coi là vũ khí hủy diệt nhất, sát thương lớn nhất trong phi đội máy bay ném bom của đất nước này.

Máy bay ném bom chiến lược G10N dự định cất cánh từ quần đảo Kuril, ở phía bắc Nhật Bản, để tấn công các mục tiêu trên khắp nước Mỹ bao gồm các thành phố và trung tâm công nghiệp.

Các oanh tạc cơ này đóng vai trò hỗ trợ cho các tàu ngầm tầm xa lớp I-400, được phát triển dưới sự chỉ đạo của Đô đốc nổi tiếng Isoroku Yamamoto, người đã lên kế hoạch tấn công Trân Châu Cảng. Các tàu ngầm khổng lồ I-400 được chế tạo, nhằm tiến hành các cuộc tấn công vào phía tây Mỹ mà không bị phát hiện.

Ba chiếc tàu ngầm lớp I-400 đã được hoàn thành trước khi chiến tranh kết thúc, nhưng chúng chưa bao giờ được triển khai. Còn chương trình máy bay ném bom G10N thậm chí còn thảm hơn, bị chấm dứt vào năm 1944 do thiếu nguồn lực trước khi đạt đến giai đoạn thử nghiệm, chấm dứt hy vọng về các cuộc tấn công trên không vào đất liền Mỹ.

Theo báo cáo, Nhật Bản đã thiết kế một phiên bản khác của máy bay ném bom liên lục địa, cũng để thực hiện nhiệm vụ ném bom. Ngoài ra, khung máy bay cũng được thiết kế để phát triển thành một phương tiện vận tải, có thể chở 300 quân và một máy bay chiến đấu với bốn mươi khẩu súng máy.

Máy bay được trang bị sáu cánh quạt quay đối xứng hai bên, giống với máy bay Tu-95 của Liên Xô. Theo kế hoạch, các máy bay sau khi ném bom Mỹ sẽ hạ cánh xuống lãnh thổ Pháp do Đức quản lý, để bảo dưỡng và trang bị lại, trước khi xuất kích trở về và hạ cánh xuống Nhật Bản.

Một nhà máy sản xuất đã được xây dựng ở Mitaka, Tokyo, nhưng động cơ Ha-54, với 4 hàng 36 xi-lanh 5.000 mã lực, mà Nhật Bản đang thiết kế để trang bị cho Nakajima G10N, lại không khả thi trong hoàn cảnh nền kinh tế Nhật Bản lúc bấy giờ, khi bị các máy bay Mỹ ném bom dữ dội.

Nếu chương trình máy bay ném bom được khởi xướng và theo đuổi mạnh mẽ trước khi Chiến tranh thế giới thứ2 bắt đầu, khi Nhật Bản có nhiều nguồn lực hơn và đất nước có thời gian chế tạo nhiều máy bay chiến đấu hơn, G10N có khả năng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc làm suy giảm năng lực công nghiệp Mỹ.

Cho dù G10N chỉ có khả năng tấn công bờ Tây nước Mỹ, cũng sẽ là một yếu tố thay đổi cuộc chiến đối với quân đội Nhật Bản, khi các thành phố của Mỹ cũng bị phá hủy bởi các máy bay Nhật, sẽ giúp cho Tokyo có lợi thế thương lượng quan trọng trên bàn đàm phán.

Nếu Nakajima G10N có thể phá hủy các nhà máy đóng tàu quan trọng, trên bờ Tây nước Mỹ ở California, sẽ có thể gây những bất lợi lớn trong cuộc chiến của Mỹ. Nếu các nhà máy này bị bị vô hiệu hóa, có thể đã xoay chuyển cục diện của Chiến tranh Thái Bình Dương, khiến hải quân Mỹ cũng sẽ không đủ sức để tung hoành ở Thái Bình Dương.

Máy bay G10N đi vào hoạt động, sẽ bổ sung cho không quân Nhật Bản, lực lượng ném bom chiến lược liên lục địa duy nhất lúc bấy giờ, mà mãi sau này chỉ có Mỹ và Liên Xô phát triển thành công, ngay cả Trung Quốc cũng chưa đạt được, do hạn chế về tầm bay của loại oanh tạc cơ hạng nặng duy nhất của họ là H-6.

Máy bay ném bom cỡ lớn G10N có sải cánh 71 m, chiều dài 45 m và chiều cao 9,2 m. Cấu hình của nó chủ yếu dựa vào một cánh đơn nguyên khối có diện tích lớn, bộ phận đáp gắn phía trước và bộ phận đuôi một cánh thiết kế theo kiểu truyền thống.

Kíp vận hành có số lượng từ bảy đến tám người và vũ khí phòng thủ dự kiến là pháo 4 x 20mm Type 99. Khối lượng bom bên trong là 20 tấn, bom sẽ được thả qua các cửa dưới thân máy bay. Thông số kỹ thuật dự kiến theo thiết kế bao gồm, tốc độ tối đa 776 km/h, phạm vi hoạt động là 22.000 km và trần bay tối đa là 15 km.

Không có mô hình hoặc nguyên mẫu nào của G10N từng được thử nghiệm, vì dự án đã kết thúc gần như ngay khi bắt đầu vào năm 1944, sau khi Iwo Jima rơi vào tay người Mỹ. Vào thời điểm này, tổn thất về lãnh thổ và vật chất của Nhật Bản trên khắp Thái Bình Dương và châu Á đang gia tăng và các nguồn lực phục vụ chiến tranh dần kiệt quệ.

Điều này dẫn đến việc Nhật Bản tập trung thiết kế và sản xuất vào các loại máy bay chiến đấu thiên về phòng thủ. Do đó, các dự án máy bay ném bom hạng nặng cỡ lớn đã ít được quan tâm sau năm 1945 và dự án này cùng chung số phận với dự án máy bay ném bom Amerika của Đức. Nguồn ảnh: WarHistory.

Không quân Nhật dùng mọi loại vũ khí họ có, kể cả vũ khí cảm tử, để tấn công Hải quân Mỹ trong giai đoạn cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn: USAF.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nhat-tung-thiet-ke-may-bay-nem-bom-bay-duoc-nua-vong-trai-dat-1518566.html