Võ Tắc Thiên (624 - 705) ban đầu là một phi tần của Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Về sau, bà trở thành hoàng hậu thứ hai của Đường Cao Tông Lý Trị. Đến tháng 6 năm 690, Võ Tắc Thiên tự xưng là Hoàng đế thánh thần và đổi quốc hiệu thành Chu. Theo đó, bà trở thành hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.
Sau khi qua đời năm 705, Võ Tắc Thiên được hợp táng với Đường Cao Tông trong Càn Lăng. Võ Tắc Thiên đã để lại một bí mật lớn khi không viết gì trên bia mộ của mình.
Trong thời cổ đại, các vị hoàng đế thường muốn được tôn vinh và nhớ mãi sau khi qua đời, nhưng Võ Tắc Thiên lại chọn cách khác.
Một người nông dân tình cờ phát hiện một miếng vàng dưới chân núi nơi tọa lạc Càn lăng, gần bia mộ của Võ Tắc Thiên và chồng.
Sau khi nghiên cứu, miếng vàng được xác định là một "đồng bì" từ thời nhà Đường, ghi lại những hoạt động của Võ Tắc Thiên.
Đồng bì tiết lộ tên thật của Võ Tắc Thiên là Võ Chiếu, mô tả bà là chủ nhân của đại Chu, một người tôn thờ Đạo giáo và mong muốn bất tử như thần tiên.
Tấm bì này cung cấp thông tin quý giá về nữ hoàng và những tâm tư sâu kín của bà, giúp hiểu biết sâu sắc hơn về cuộc đời và tính cách của bà.
Phát hiện này đã giải thích lý do Võ Tắc Thiên không để lại ghi chú trên bia mộ và mở ra một khía cạnh mới về cuộc sống và ý chí độc lập của bà, góp phần làm sáng tỏ một phần trong lịch sử Trung Quốc.
Mời quý độc giả xem thêm video: Bí ẩn kho chứa “bom sấm sét” thời Minh ở Vạn Lý Trường Thành.
Thiên Trang (TH)