Nhất chi mai

Theo những người sành chơi hoa, mai là loài được ưa chuộng nhất trong các loài cây. Người đời bị quyến rũ bởi sự tương phản: Thân và cành gầy guộc, hoa mỏng mảnh, hương thơm dịu dàng, thanh khiết, nhưng bên trong là cả một sự kiêu hùng. Chính sự kiêu hùng đó đã giúp mai vượt qua gió sương lạnh lẽo của mùa đông để xuân về đơm hoa kết nụ. Các nhà nho xem mai là tấm gương về sự hòa hợp giữa chữ Nhẫn và chữ Dũng.Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận(Xuân đi trăm hoa rụng

Hôm qua cả nhà nhóm họp, bàn tết này chưng đào hay mai. Ai cũng nói nghĩ đến đào trước tiên, nhưng lại muốn ngắm mai. Thống nhất ý kiến rồi, tôi mới nhắc mọi người nhớ đến hai câu thơ của cụ Chu Thần - Cao Bá Quát:

Thập tải luân giao cầu cổ kiếm

Nhất sinh đê thủ bái mai hoa

(Mười năm xuôi ngược giao du cốt tìm thanh kiếm cổ/ Một đời chỉ cúi đầu vái lạy trước hoa mai)

Vậy hoa mai đẹp đến mức nào mà dành được sự tôn kính hết mực của một nhà nho kiêu ngạo, người từng tự phụ mình chiếm đến 2 trong 4 bồ chữ của thiên hạ, người từng coi khinh cả vua lẫn quan như vậy?

Theo những người sành chơi hoa, mai là loài được ưa chuộng nhất trong các loài cây. Người đời bị quyến rũ bởi sự tương phản: Thân và cành gầy guộc, hoa mỏng mảnh, hương thơm dịu dàng, thanh khiết, nhưng bên trong là cả một sự kiêu hùng. Chính sự kiêu hùng đó đã giúp mai vượt qua gió sương lạnh lẽo của mùa đông để xuân về đơm hoa kết nụ. Các nhà nho xem mai là tấm gương về sự hòa hợp giữa chữ Nhẫn và chữ Dũng.

Đã kiêu hùng, có hương thơm, lại nở sớm nhất trong các loại hoa xuân nên mai được tôn phong là bách hoa khôi, được gộp chung với tùng và trúc thành bộ "tam hữu". Bạn tốt có ba hạng: ngay thẳng, rộng lượng, và hiểu biết nhiều (Ích giả tam hữu: hữu trực, hữu lượng, hữu đa văn). Trong thơ văn, mai thường được dùng để ví von với phẩm chất của người quân tử.

Đến đây thì một đứa cháu góp chuyện: Cháu nhớ một câu thơ rất hay về hoa mai của Nguyễn Trãi: Đừng tưởng đông tàn hoa rụng hết/ Đêm qua sân trước một nhành mai. Tôi bảo: Nhớ được câu thơ hay như thế là đáng khen rồi. Nhưng đó không phải thơ Nguyễn Trãi, mà là của Thiền sư Mãn Giác, người sinh trước Nguyễn Trãi hơn ba trăm năm.

Trong suốt cuộc đời tu hành của mình, Mãn Giác chỉ để lại một tác phẩm duy nhất, nhưng cũng là một tác phẩm độc đáo của nền văn học thời Lý còn lại đến nay. Đó là bài kệ có tính cách di chúc viết dặn lại học trò trước lúc mất, một bài thơ đã gây cho rất nhiều thế hệ bạn đọc hàng nghìn năm qua những cảm xúc trái ngược. Nguyên văn bài thơ:

Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai

Sự trục nhãn tiền quá

Lão tòng đầu thượng lai

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai!

Xuân đến trăm hoa nở

Việc đời theo nhau ruổi qua trước mắt

Tuổi già hiện đến từ trên mái đầu

Đừng cho rằng xuân tàn thì hoa rụng hết

Đêm qua một nhành mai đã nở trước sân nhà)

Nhành mai nở muộn trong một đêm cuối xuân chứng tỏ cái ý nghĩa tiến hóa sâu xa vượt khỏi phạm vi tuần hoàn của sự sống. Hãy nhìn ra sự sống ở cái khía cạnh tiến hóa sâu xa ấy, chứ không phải là ở những biểu hiện thông thường của sự tuần hoàn. Hai câu cuối bài thơ không thể là cái gì khác, ngoài cái chân lý hiển nhiên về sức mạnh của sự sống, sự vận động không ngừng của thời gian.

Tôi nói thêm với các cháu mình: Nhành mai nở trong đêm cuối mùa xuân là sự níu kéo mùa xuân tươi đẹp sắp qua, cũng như cái ráng đỏ chiều hôm muốn làm cho ngày rực rỡ trở lại. Ngày tết chưng hoa mai là đúng rồi. Mai đẹp đã đành, mai còn tượng trưng cho người quân tử, là một thời đắm say huy hoàng, mai thuộc về thế hệ người già các ông hơn là tuổi thanh xuân các cháu.

Lê Trọng Hà

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/nhat-chi-mai-82313