Nhật Bản tăng cường hiện diện quân sự quốc tế... Trung Quốc 'lo sốt vó'

Sau khi chiến tranhh thế giới thứ II kết thúc, Nhật Bản không được phép duy trì một lực lượng quân đội có tiềm năng cho chiến tranh. Nhưng trên thực tế, họ đã âm thầm làm điều đó và nay, đây đã là một lực lượng có sức ảnh trên trường quốc tế.

Kể từ khi Đế quốc Nhật Bản đầu hàng đầu minh năm 1945, Nhật Bản đã không còn được phép duy trì quân đội và chỉ được thành lập lực lượng phòng vệ với quy mô nhỏ, không thể có khả năng phát động chiến tranh. Tuy nhiên trên thực tế, người Nhật đã âm thầm phát triển lực lượng phòng vệ của mình trở thành một trong những quân đội mạnh hàng đầu thế giới. Ảnh: Đội hình binh sĩ Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản trong buổi lễ diễu binh.

Kể từ khi Đế quốc Nhật Bản đầu hàng đầu minh năm 1945, Nhật Bản đã không còn được phép duy trì quân đội và chỉ được thành lập lực lượng phòng vệ với quy mô nhỏ, không thể có khả năng phát động chiến tranh. Tuy nhiên trên thực tế, người Nhật đã âm thầm phát triển lực lượng phòng vệ của mình trở thành một trong những quân đội mạnh hàng đầu thế giới. Ảnh: Đội hình binh sĩ Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản trong buổi lễ diễu binh.

Theo báo cáo, Nhật Bản hiện nay đang có ngân sách chi tiêu quân sự thứ tám thế giới và quân số biên chế gần 250.000 binh sĩ, được trang bị các loại vũ khí hiện đại và công nghệ mới nhất, nhập khẩu chủ yếu từ Mỹ gồm các loại tên lửa, máy bay chiến đấu và trực thăng, tự đóng mới tàu khu trục mang hệ thống Aegis, tàu hộ tống mang trực thăng lớp Izumo, xe tăng chiến đấu chủ lực… Ảnh: Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản.

Dù cho ít được biết đến, bên cạnh Mỹ và Trung Quốc, Nhật Bản hiện nay cũng đang duy trì một căn cứ hải quân tại Djibouti ở vùng rừng Châu Phi từ năm 2011. Căn cứ được vận hành bởi 180 binh sĩ đồn trí thường trực và luân phiên thay quân 4 tháng một lần với chi phí vận hành 40 triệu đô (thời giá 2011). Đây cũng là căn cứ hải ngoại duy nhất của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Ảnh: Binh sĩ thuộc lực lượng phòng vệ Nhật Bản tại căn cứ ở Djibouti.

Nhật Bản cũng đã tăng chi tiêu quốc phòng hàng năm dưới thời thủ tướng Shinzo Abe. Theo tuyên bố hồi tháng 4 năm ngoái của Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, nước này đã chi 1.3% GDP cho quốc phòng bao gồm cả hoạt động gìn giữ hòa bình, bảo vệ bờ biển và các chi phí an ninh khác. Hiến pháp Nhật cũng đã sửa đổi lại để cho phép lực lượng phòng vệ nước này bảo vệ các đồng minh nếu chiến tranh xảy ra (Bao gồm cả Mỹ). Ảnh: Binh sĩ thuộc lực lượng phòng vệ Nhật Bản.

Điều này đã giúp cho Tokyo tham gia tích cực hơn trong các hoạt động quân sự ngoài biên giới, một xu hướng đã bắt đầu từ giai đoạn 1990 khi Nhật Bản đã triển khai binh sĩ tham gia lực lượng gìn giữ hòa binh Liên Hợp Quốc nhằm thiết lập lại hòa bình ở Campuchia. Đây cũng là lần đầu tiên chứng kiến sự hiện diện của lực lượng quân sự Nhật Bản ở nước ngoài kể từ sau chiến tranh thế giới II. Tiếp sau đó là việc binh sĩ Nhật Bản có mặt ở Châu Phi và Đông Timor. Năm 2004, Nhật cũng đã gửi binh sĩ sang Iraq nhằm hỗ trợ công cuộc tái thiết đất nước này. Ảnh: Binh sĩ Nhật Bản tại Iraq.

Mới đây, Nhật Bản cũng đã đề xuất việc chia sẻ thông tin dữ liệu radar với Philippine sau khi nước này đặt mua 4 tổ hợp radar phát hiện mục tiêu trên không để theo dõi không phận của mình. Việc hợp tác này được cho là có lợi cho Nhật Bản hơn khi vừa nâng cao vị trí của mình trong mắt đồng minh, lại vừa có thể sử dụng khí tài của đồng minh phục vụ cho việc trinh sát sớm mục tiêu đe dọa lãnh thổ hay chính xác hơn là máy bay Trung Quốc bay qua eo biển Ba Sĩ. Ảnh: Xe tăng chiến đấu chủ lực Type-10 do Nhật Bản chế tạo, một trong những xe tăng tốt nhất thế giới hiện nay.

Năm 2015, Nhật Bản đã cùng Ấn Độ và Mỹ tham gia cuộc tập trận trên biển mang tên Malabar, nó đã chứng tỏ cho Trung Quốc thấy rằng sức mạnh của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản và một liên minh quân sự mới chống Trung đang hình thành ngay khi mà Trung Quốc đang mon men mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra Ấn Độ Dương. Ảnh: Binh sĩ thuộc lực lượng phòng vệ Nhật Bản.

Mới đây Nhật Bản và Mỹ phối hợp cùng Australia đã có cuộc diễn tập Hải quân ba bên tại khu vực biển Philippine, gây áp lực trực tiếp với Trung Quốc sau khi Mỹ ra tuyên bố bác bỏ những yêu sách phi lý của Trung Quốc tại biển Đông. Cuộc tập trận với sự tham gia của các tàu chiến hiện đại nhất Nhật Bản. Họ cũng đã tự đóng mới được những tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường trang bị hệ thống Aegis hiện đại, là một trong những mẫu chiến hạm mạnh mẽ bậc nhất châu Á. Ảnh: Khu trục hạm Ashigara (DDG-178) của Nhật Bản và khu trục hạm USS Barry (DDG-52) của Mỹ phối hợp tác chiến trên biển. Cả hai tàu đều trang bị hệ thống Aegis.

Có thể thấy rằng, sự ảnh hưởng của Nhật Bản trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là trên biển là rất lớn. Không chỉ hiện diện, Tokyo đã cung cấp cho các đối tác rất nhiều tàu tuần tra cũ của mình nhằm mục đích nâng cao nâng lực tuần duyên của các nước như Việt Nam, Malaysia, Philippine,… để có thể đủ sức làm đối trọng với Trung Quốc tại biển Đông. Ảnh: Những con tàu hiện đại của lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản.

Dù sao đi chăng nữa, chúng ta cũng không thể che dấu được sự thật rằng Nhật Bản đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đối đầu địa chiến lược trong khu vực, bất kể những cam kết của Mỹ đối với an ninh tại châu Á. Ảnh: Đội hình xe tăng Type-10 do Nhật Bản chế tạo trong một cuộc duyệt binh.

Video Chiến hạm sạch nhất thế giới thuộc về Nhật Bản - Nguồn: VTC1

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nhat-ban-tang-cuong-hien-dien-quan-su-quoc-te-trung-quoc-lo-sot-vo-1413287.html