Nhật Bản 'cởi trói' quân đội, không ngại Trung Quốc ở Biển Đông

Hàng không mẫu hạm trực thăng Kaga, cùng với tàu Izumo, cho phép quân đội Nhật có khả năng hoạt động vượt ra xa bờ biển nước này trong lúc Tokyo tăng cường các hoạt động chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Á.

Tàu sân bay trực thăng Izumocủa quân đội Nhật Bản tập trận chung với tàu sân bay Mỹ USS John Stennis

Tàu sân bay trực thăng Izumocủa quân đội Nhật Bản tập trận chung với tàu sân bay Mỹ USS John Stennis

Chiếc tàu chở trực thăng lớn thứ hai của Nhật Bản mang Kaga, được đưa vào hoạt động, nâng cao khả năng của quân đội Nhật triển khai lực lượng ra bên ngoài, nhằm đối phó với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở châu Á.

Các tư lệnh của hải quân Nhật Bản đã tiếp nhận chiếc tàu dài 248 mét tại một xưởng đóng tàu ở Yokohama, gần Tokyo. Tại buổi lễ tiếp nhận tàu Kaga, thứ trưởng quốc phòng Nhật Takayuki Kobayashi đã nhắc đến việc Trung Quốc đang xây các căn cứ quân sự phi pháp ở Biển Đông và có những hành động làm thay đổi nguyên trạng vùng biển này, khiến cộng đồng quốc tế lo ngại cho an ninh khu vực.

Với việc chiếc Kaga được đưa vào hoạt động, Nhật Bản kể từ nay có khả năng tiến hành các chiến dịch ở bên ngoài thường xuyên hơn. Chiếc tàu chở trực thăng lớn thứ hai này sẽ neo đậu ở Kure, miền tây Nhật Bản, từng là căn cứ của chiến hạm nổi tiếng nhất thời Thế chiến thứ hai, chiếc Yamato. Tàu Izumo thì neo đậu ở Yokosuka gần Tokyo, nơi mà hàng không mẫu hạm Ronald Reagan, thuộc hạm đội 7 của Mỹ, đặt căn cứ. Cả hai chiếc đều có thể hoạt động với 9 trực thăng.

Tàu sân bay Kaga của Nhật vừa được hạ thủy

Hàng không mẫu hạm trực thăng Kaga, cùng với tàu Izumo, cho phép quân đội Nhật có khả năng hoạt động vượt ra xa bờ biển nước này trong lúc Tokyo tăng cường các hoạt động chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Á.

Trung Quốc đã ngay lập tức phản ứng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói trong những năm gần đây, Nhật Bản đã phóng đại “mối đe dọa Trung Quốc” như một cái cớ để mở rộng quân đội. Bà Hoa nói: “Tôi cũng muốn nói rằng tàu Kaga đã bị quân đội Mỹ đánh chìm trong Thế chiến thứ Hai. Nhật Bản nên học những bài học của lịch sử. Chúng tôi hy vọng sự trở lại của tàu Kaga không khơi dậy đống tro tàn để hồi sinh chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản thêm một lần nữa”.

Hai chiến hạm lớn nhất của Nhật từ thời Thế chiến thứ Hai là biểu tượng về uy lực của nước này và nỗ lực của Thủ tướng Shinzo Abe thúc đẩy quân đội Nhật đóng một vai trò lớn hơn trên trường quốc tế.

Trang mạng Mondialisation.ca nêu bật ý định của Nhật Bản hiện nay: Tiếp tục hợp tác trong khuôn khổ liên minh chiến lược với Mỹ, đồng thời nhân cơ hội tái vũ trang hầu đeo đuổi những mục tiêu mở rộng ảnh hưởng của riêng mình. Sự kiện chiến hạm Kaga, tàu chở trực thăng lớn thứ hai của Nhật Bản, được đưa vào hoạt động hôm 22/03/2017 lại thêm một dấu hiệu cho thấy Tokyo đang mở rộng hoạt động của quân đội Nhật.

Trước tiên là các động thái quân sự của Nhật Bản có mục tiêu răn đe Triều Tiên. Trung tuần tháng 3, một khu trục hạm Nhật Bản có tên lửa dẫn đường, đã tiến hành hai ngày tập trận hỗn hợp với loại tàu chiến tương tự của Hàn Quốc và Mỹ. Tất cả các chiến hạm tham gia đều được trang bị hệ thống chống tên lửa Aegis, và hoạt động trong vùng biển mà 4 tên lửa thử nghiệm của Triều Tiên đã rơi xuống cách đây hai tuần.

Cuộc tập trận diễn ra vào lúc chính quyền Mỹ của ông Donald Trump đang duyệt lại chiến lược đối với Bắc Triều Tiên, và theo tin được rò rỉ cho giới truyền thông, Mỹ đã nghĩ đến phương án «thay đổi chế độ» tại Bình Nhưỡng và dùng đến việc tấn công quân sự. Hàn Quốc và Mỹ đang tổ chức một cuộc tập trận thường niên trên quy mô lớn, trong đó có cả những bài tập «đột kích trảm tướng», với các đơn vị đặc biệt có nhiệm vụ ám sát lãnh đạo Triều Tiên.

Theo Mondialisation, các cuộc tập trận trên biển Mỹ-Nhật-Hàn nằm trong kế hoạch chuẩn bị chiến tranh không chỉ với Triều Tiên mà còn cả với Trung Quốc. Bắc Kinh đã lên án quyết định vào tuần trước của Lầu Năm Góc cho triển khai lá chắn chống tên lửa THAAD ở Hàn Quốc. Việc bố trí hệ thống này nằm trong một mạng lưới lá chắn tên lửa rộng lớn hơn, trong đó có cả hệ thống Aegis, để đối phó với những cường quốc có vũ khí hạt nhân.

Mỹ muốn có một công cuộc hợp tác quân sự chặt chẽ hơn với Nhật Bản và Hàn Quốc, nhất là trong lĩnh vực lá chắn chống tên lửa. Ngoài ra không chỉ hợp tác với hải quân Mỹ và Hàn Quốc, Nhật còn dự kiến đưa tàu chiến lớn nhất của mình là tàu sânbay Izumo vào cuộc chơi, hoạt động trong 3 tháng, kể cả ở vùng đang là “thùng thuốc súng” Biển Đông và sẽ tham gia tập trận hỗn hợp với hải quân Mỹ.

Quân đội Mỹ tập trận với đồng minh Nhật Bản

Quân đội Nhật Bản tập trận đổ bộ đường không

Mondialisation nhận định sự hiện diện của tàu chiến Nhật Bản ở Biển Đông dứt khoát sẽ làm tăng thêm căng thẳng với Trung Quốc trong lúc hai nước đã có tranh chấp ở biển Hoa Đông về các đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ngoại trưởng Mỹ Tillerson đã từng đe dọa ngăn chặn không để Trung Quốc đến các bãi cạn tranh chấp ở Biển Đông, một động thái có thể dẫn đến chiến tranh.

Tàu Izumo được xem như một tàu sân bay trực thăng được thiết kế cho cuộc chiến chống tàu ngầm, nhưng đồng thời cũng có thể chở cả loại máy bay cánh quạt lên thẳng Osprey của Mỹ, và như thế trên thực tế Izumo là một tàu sân bay còn lớn hơn hàng không mẫu hạm của một số nước khác.

Tokyo cố ý không gọi chiếc tàu này là tàu sân bay, vì nếu xem tàu chuyên chở này như một loại vũ khí tấn công, thì sẽ vi phạm hơn nữa điều 9 trong hiến pháp Nhật, theo đó Nhật từ bỏ chiến tranh như phương thức giải quyết tranh chấp và không duy trì lực lượng quân sự.

Chính phủ của thủ tướng Shinzo Abe hiện đang rất kiên quyết trong ý muốn tái vũ trang nước Nhật, loại bỏ tất cả các hạn chế về pháp lý và hiến pháp trong lĩnh vực quân sự. Ông Abe muốn Nhật Bản trở thành một quốc gia «bình thường», với một quân đội quân hùng mạnh mẽ, để có thể dùng sức mạnh quân sự trong việc theo đuổi các lợi ích kinh tế và chiến lược của mình.

Quan chức cao cấp trong chính phủ Nhật Bản đang khai thác điều được cho là mối đe dọa từ Bình Nhưỡng để nhấn mạnh rằng quân đội Nhật Bản phải được trang bị năng lực tấn công Triều Tiên để «dự phòng», nghĩa là phải có vũ khí tấn công như tên lửa đạn đạo và/hoặc máy bay ném bom tầm xa.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi không loại trừ khả năng mua các phương tiện vũ khí dùng để đánh phủ đầu: «Tôi không loại trừ bất kỳ phương pháp nào và chúng tôi sẽ xem xét các lựa chọn khác nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế và hiến pháp của nước ta».

Quan điểm của bà Tomomi cũng là của đảng Dân chủ Tự do đương quyền hiện nay, đang có kế hoạch khuyến cáo chính phủ trang bị khả năng «tấn công các căn cứ của đối phương trong trường hợp mối đe dọa sắp xảy ra». Đối với phó chủ tịch đảng Dân chủ Tự do Masahiko Komura, việc trang bị một năng lực như vậy «sẽ không vi phạm hiến pháp»...

Mondialisation ghi nhận việc Nhật Bản điều tàu Izumo ra hoạt động trên các vùng biển châu Á hoàn toàn phù hợp với kế hoạch chiến lược của Mỹ trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Trung Quốc. Đó là tăng cường quan hệ quân sự và hợp tác giữa Mỹ với các đồng minh chiến lược và các đối tác ở châu Á. Chiến hạm Nhật Bản sẽ ghé Singapore, Indonesia, Philippines và Sri Lanka trước khi đến Ấn Độ Dương vào tháng 7 tham gia cuộc tập trận hải quân hỗn hợp Malabar với Ấn Độ và Mỹ.

An Công

Nguồn VietTimes: http://viettimes.vn/nhat-coi-troi-quan-doi-khong-ngai-trung-quoc-o-bien-dong-115181.html