Nhân tố Iran trong thế cờ tàn tại Syria

Đã đến lúc người Iran cũng nên biết kiềm chế để thay đổi tư tưởng chiến lược…

Vấn đề hòa bình ổn định để xây dựng lại đất nước hòa bình hay là chiến tranh của Cộng hòa Ả rập Syria dưới sự lãnh đạo của chính quyền Bashar Assad lại phụ thuộc chủ yếu vào Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, trong đó đặc biệt là nhân tố Iran.

Tại sao lại Iran?

Đầu tiên phải xác định nhân tố nào quyết định hòa bình, ổn định cho Syria. Rõ ràng đó là Mỹ, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran trong đó Iran là điểm then chốt, bởi hành động của Iran luôn tác động đến Mỹ-Israel.

Đối với Nga, trong bối cảnh của các biện pháp mới nhất của Mỹ chống lại Iran, vị trí của Nga trong cuộc xung đột Syria có ý nghĩa đặc biệt.

Moscow và Tehran là những đồng minh rõ ràng khi ủng hộ Damascus trong cuộc chiến chống khủng bố, nhưng về các vấn đề khác, sự khác biệt khi trong “thế cờ tàn” bắt đầu…

Nga đang cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước Trung Đông, làm việc chặt chẽ với Iran, để kết bạn với Israel.

Khi cuộc họp gần đây giữa Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và đặc biệt sau cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Putin cho thấy, Nga và Israel đã có những thỏa thuận, thống nhất về vấn đề Syria.

Mục tiêu chính của Israel là không cho phép xây dựng một sự hiện diện quân sự của Iran ở Syria, hoặc ít nhất là gần biên giới của chính nó. Bởi hơn ai hết, Israel biết rằng, Nhà nước Do Thái chính là đối tượng phải tiêu diệt trong tư tưởng chính trị của Iran.

Đổi lại, Nga quan tâm đến việc giảm thiểu sự hiện diện của người Mỹ ở Syria cũng như sự hiện diện giảm dần của Iran. Putin khiến Netanyahu hiểu rằng ông muốn thấy tình hình ở Trung Đông ổn định.

Bảo đảm chính của sự ổn định là chỉ có thể bằng cách mỗi nước trong khu vực để giải quyết các vấn đề chính trị và kinh tế xã hội của chính mình mà không can thiệp vào các nước khác hay kéo các nước khác tham gia…

Vì vậy, vấn đề riêng của Iran là vấn đề người Shiite Lebanon của Hezbollah thì nên tập trung cuộc đấu tranh chính trị tại Lebanon chứ không phải tại cuộc chiến Syria trên lãnh thổ Syria.

Do đó, việc Iran xây dựng các cơ sở quân sự tại lãnh thổ Syria để đấu tranh chính trị cho Lebanon của Hezbollah là không hợp lý với Syria là điều mà chắc chắn chắn cả Nga và chính quyền Assad không vừa lòng.

Cho nên, nếu một “kế hoạch của Putin” như vậy sẽ được thực hiện, thì Israel sẽ có thể tương đối dễ thở hơn, bởi vì bây giờ, Israel đang trong tình trạng căng thẳng liên tục vì sự hiện diện của Quân đội cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) sát gần biên giới tại nước láng giềng Syria.

Điều gì là cần thiết để đạt được sự ổn định ở Trung Đông và Syria? Đó là tất cả quân đội nước ngoài phải rút khỏi Syria (trừ Nga) gồm: Iran, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng để được điều này thì bước đột phá, then chốt đầu tiên là sự rút quân khỏi Syria của Iran.

Tuy nhiên hiện tại Nga chưa thể yêu cầu Iran rút hoàn toàn quân đội khỏi Syria, chỉ có thỏa thuận IRGC-Hezbollah cách biên giới Israel từ 85-100km, nhưng khi Mỹ rút khỏi Al-Tanf …thì sự tồn tại của IRGC sẽ được quyết định bởi chính quyền Assad muốn chiến tranh hay hòa bình...

Xét cho cùng, tham vọng của Iran, tuyên bố là một quyền lực khu vực, ngày càng mâu thuẫn với lợi ích của Nga ở Trung Đông. Moscow muốn có trong các căn cứ hải quân và không quân ở Syria và chính sách ảnh hưởng Damascus…có một đối thủ cạnh tranh Tehran là hoàn toàn không cần thiết.

Iran – con bài toàn cầu

Cộng hòa Hồi giáo Iran tuyên bố muốn trở thành “siêu cường khu vực” là kẻ thù không đội trời chung với Irael và do đó là kẻ thù cần tiêu diệt của Mỹ.

Việc Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran (JCPOA) là để…thay đổi chính quyền Iran hoặc buộc Iran đàm phán lại nhằm mục tiêu hạn chế sức mạnh Iran, bảo vệ Isarel khỏi tư tưởng chính trị “xóa bỏ nhà nước Do Thái trên bản đồ thế giới”.

Nhưng, Mỹ làm được việc đó thì chỉ có thể duy nhất bằng sức mạnh quân sự.

Nếu bằng việc trừng phạt kinh tế như cấm Iran xuất khẩu dầu…thì tuyên bố của Iran là “nếu Iran không được xuất khẩu dầu qua vịnh Ba Tư thì cũng không ai được làm điều đó”, nghĩa là Iran phong tỏa Hormuz.

Khi Iran phong tỏa Hormuz thì Mỹ có cách nào để giải phóng Hormuz ngoài sử dụng sức mạnh quân sự? Nhưng thật không may, Iran không phải là Iraq hay Afganistan…và đặc biệt là Nga không cho phép Mỹ chiến thắng…

Chúng ta hãy chờ xem đến tháng 11/2018, lệnh trừng phạt của Mỹ có hiệu lực hay không bởi biểu hiện là nếu có hiệu lực thì Iran bị dồn đến con đường cùng, họ sẽ phong tỏa Hormuz, còn nếu không hiệu quả thì khi đó Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ hay Đức…vẫn mua dầu Iran như thường…

Có thể nói, sự duy trì quân sự hiện tại của Mỹ tại Syria và rút khỏi JAPOA chủ yếu vì quyền lợi của Israel mà Iran là đối tượng hàng đầu của Mỹ-Israel nhắm tới.

Cấm vận, trừng phạt, đe dọa tấn công và rồi yêu cầu đàm phán là sách lược của Trump đã từng với Triều Tiên và nay lặp lại với Iran.

Tuy nhiên, để thuyết phục Iran chỉ có thể là Nga và do đó, nếu có sự nhượng bộ, thỏa thuận nào đó của Mỹ tại Ukraine trong cuộc gặp Trump-Putin thì chắc chắn sẽ có liên quan đến vấn đề Iran…

Lê Ngọc Thống

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/nhan-to-iran-trong-the-co-tan-tai-syria-3363138/